Slide bài giảng Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều bài 17: Thực hành Lắp ráp mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực
Slide điện tử bài 17: Thực hành Lắp ráp mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17: THỰC HÀNH: LẮP RÁP MẠCH ĐIỀU KHIỂN LED SỬ DỤNG TRANSISTOR LƯỠNG CỰC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Hoạt động của transistor phụ thuộc vào gì? Chiều mũi tên kí hiệu trên các transistor có ý nghĩa gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Chuẩn bị
- Các bước tiến hành
- Luyện tập
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Chuẩn bị
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Trước khi tiến hành thực hành, em cần chuẩn bị những gì?
Nội dung ghi nhớ:
1. Tìm hiểu về sơ đồ nguyên lí mạch bật tắt LED sử dụng transistor lưỡng cực
- Sơ đồ nguyên lí mạch điện bật tắt LED thông qua việc đóng mở transistor.
2. Chuẩn bị thiết bị, vật liệu và dụng cụ (cho một nhóm học sinh)
Học sinh chuẩn bị thiết bị, vật liệu và dụng cụ như ở Bảng 17.1.
Hoạt động 2. Các bước tiến hành
GV đưa ra câu hỏi: Em hãy nêu các bước tiến hành lắp ráp mạch điều khiển led sử dụng transistor lưỡng cực.
Nội dung ghi nhớ:
- Bước 1: Đọc và kiểm tra các linh kiện
- Bước 2: Trình tự lắp ráp mạch đảm bảo đúng, an toàn cho người và thiết bị.
- Bước 3: Kiểm tra, đo lường đánh giá mạch
……………………………………….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Transistor lưỡng cực có vai trò gì trong mạch điều khiển LED?
A. Tăng cường điện áp cho LED.
B. Đóng vai trò là công tắc điều khiển dòng điện.
C. Điều chỉnh độ sáng của LED.
D. Giảm điện áp nguồn cung cấp cho LED.
Câu 2: Khi mắc transistor lưỡng cực theo cấu hình mạch điều khiển LED, chân nào của transistor kết nối với LED?
A. Chân cực gốc (Base).
B. Chân cực thu (Collector).
C. Chân cực phát (Emitter).
D. Cả chân cực thu và cực phát.
Câu 3: Để transistor lưỡng cực hoạt động và điều khiển LED, cần cung cấp tín hiệu vào chân nào của transistor?
A. Chân cực thu (Collector).
B. Chân cực phát (Emitter).
C. Chân cực gốc (Base).
D. Chân cực gốc và cực thu.
Câu 4: Nếu không có điện áp tại chân gốc của transistor, trạng thái của LED sẽ như thế nào?
A. LED sáng bình thường.
B. LED sẽ nhấp nháy.
C. LED sẽ tắt.
D. LED sáng mờ.
Câu 5: Khi lắp ráp mạch điều khiển LED, điện trở được mắc vào vị trí nào để bảo vệ transistor và LED?
A. Giữa nguồn và LED.
B. Giữa chân cực thu của transistor và LED.
C. Giữa chân cực gốc của transistor và nguồn.
D. Giữa chân cực phát của transistor và LED.
Nội dung ghi nhớ:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | C | C | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Giải thích nguyên lý hoạt động của transistor lưỡng cực trong mạch điều khiển LED. Khi nào transistor chuyển sang trạng thái dẫn, và điều này ảnh hưởng như thế nào đến việc bật/tắt của LED? Hãy vẽ sơ đồ mạch minh họa.
Câu 2: Trong một mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực, nếu LED không sáng mặc dù đã có điện áp cấp, em sẽ kiểm tra và xử lý lỗi như thế nào? Liệt kê các bước kiểm tra và nguyên nhân có thể khiến mạch không hoạt động.