Slide bài giảng âm nhạc 7 chân trời tiết 4: Thường thức âm nhạc - nghe nhạc- góc âm nhạc
Slide điện tử tiết 4: Thường thức âm nhạc - nghe nhạc- góc âm nhạc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 4. THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC: SÁO MÔNG ĐÀN TÍNH
KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức cho HS tìm hiểu hình ảnh miền núi phía Bắc.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Thường thức âm nhạc
- Tìm hiểu về sáo mông và tính tẩu
- Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của sáo Mông và tính tẩu đối với một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc
- Góc âm nhạc
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
1. Tìm hiểu về sáo Mông và tính tẩu.
Nêu hiểu biết của em về sáo Mông và tính tẩu
Nội dung ghi nhớ
- Sáo Mông:
+ Còn gọi là sáo Mèo, là loại nhạc cụ hơi tiêu biểu của người Mông. Sáo được làm bằng ống tre, nứa hoặc trúc. Kích thước và số lượng lỗ bấm của các loại sáo có khác nhau (thường từ 7 đến 8 lỗ). Lỗ thổi của sáo có gắn một làm đồng hình lưỡi gà.
+ Âm thanh của sáo Mông khá độc đáo: lúc đầy đặn, ấm áp, lúc trong trẻo, mượt mà, đôi khi hơi đục hoặc pha lẫn tiếng rè.
+ Sáo Mông có thể diễn tả được nhiều trạng thái tình cảm, từ những giai điệu bay bổng, trữ tình cho đến những giai điệu nhanh, vui hay chậm buồn, da diết. Những âm thanh mượt mà, ấm áp của sáo Mông uốn lượn theo làn khói lam chiều, theo mây, núi trập trùng gợi cho người nghe bao cảm xúc về cuộc sống thanh bình của người dân miền núi phía Bắc.
- Tính tẩu (đàn tính)
+ Là loại nhạc cụ dây gảy của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở miền núi phía Bắc.
+ Đàn có cấu tạo gồm một hộp cộng hưởng được làm bằng vỏ quả bầu khô, trên mặt được bịt một tấm gỗ nhẹ, mềm và mỏng; cần đàn dài, làm bằng gỗ và không gắn phím, có từ hai đến ba dây được làm từ sợi tơ hoặc dây cước. Người gảy đàn dùng đầu ngón trỏ của một tay bật dây đàn theo hai chiều lên và xuống, các ngón của bàn tay kia bấm ép dây xuống cần đàn để tạo ra cao độ.
+ Âm thanh của tính tẩu êm dịu, nhẹ nhàng, đầm ấm, không trong trẻo mà có phần hơi đục, phát ra nhẹ, gọn, ít độ ngân; phù hợp để diễn tả những giai điệu linh hoạt, rộn ràng.
2. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của sáo Mông và tính tẩu đối với một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc
Sáo Mông và tính tẩu có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc?
Nội dung ghi nhớ
- Sáo Mông
+ Sáo Mông gắn liền với đời sống tinh thần của người Mông, đồng thời góp phần tạo nên sự đặc sắc trong nền văn hoá âm nhạc của các dân tộc Việt Nam
- Tính tẩu (đàn tính)
+ Tính tẩu thường được dùng để độc tấu, hoà tấu hay đệm cho hát, cho múa. Đặc biệt, hát then, một thể loại âm nhạc tín ngưỡng của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, gắn liền với phần đệm của tính tẩu đã trở thành đặc trưng của thể loại này.
II. GÓC ÂM NHẠC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Sáo Mông là loại nhạc cụ gì?
A. Nhạc cụ gõ.
B. Nhạc cụ hơi.
C. Nhạc cụ dây.
D. Nhạc cụ phím.
Câu 2: Sáo Mông là nhạc cụ của dân tộc nào?
A. Mông.
B. Thái.
C. Chăm.
D. Ba-na.
Câu 3: Chất liệu làm nên sáo Mông là gì?
A. Tre.
B. Nứa.
C. Trúc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sáo Mông thường có mấy lỗ bấm?
A. 5 - 6 lỗ bấm.
B. 8 – 9 lỗ bấm.
C. 7 - 8 lỗ bấm.
D. 10 lỗ bấm.
Câu 5: Ở lỗ thổi của sáo Mông có gắn cái gì?
A. Lam đồng hình tròn.
B. Lam đồng hình bầu dục.
C. Lam đồng hình vòng cung.
D. Lam đồng hình lưỡi gà.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | D | C | D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HS vận động, gõ đệm theo trích đoạn Xuân về trên bản Mèo: Vận động tự do theo cảm nhận và tính chất âm nhạc.