Slide bài giảng âm nhạc 7 chân trời tiết 1: Hát- vùng cao quê em
Slide điện tử tiết 1: Hát- vùng cao quê em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 1. HÁT: VÙNG CAO QUÊ EM
KHỞI ĐỘNG
HS nghe và vận động theo nhịp điệu của bài Xòe hoa (dân ca Thái)
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Nghe và nêu cảm nhận bài hát
- Tìm hiểu bài hát
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nghe và nêu cảm nhận bài hát
Nêu tính chất âm nhạc của bài hát.
Nội dung ghi nhớ
Giai điệu trữ tình, trong sáng, tha thiết, vẽ lên bức tranh thiên nhiên núi rừng tươi đẹp và hình ảnh các em HS đến trường với niềm vui hân hoan.
2. Tìm hiểu bài hát
Nêu tên bài hát và những kí hiệu âm nhạc đã học có trong bài hát
Nội dung ghi nhớ
- Bài Vùng cao quê em có giai điệu phỏng theo điệu Lượn Nàng ới là một thể loại dân ca đặc sắc của dân tộc Tày.
- Lời ca được tác giả Tố Mai đặt, không phải là lời của bài dân ca.
- Bài viết ở nhịp 2/4, cấu trúc 1 đoạn nhạc, có hai lời, mỗi lời ca được chia thành 4 câu hát.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Bài hát Vùng cao quê em được viết theo điệu hát nào?
A. Xòe hoa.
B. Đi cấy.
C. Xe chỉ vá may.
D. Lượn nàng ới.
Câu 2: Bài hát Vùng cao quê em do ai đặt tên và viết lời?
A. Thanh Mai.
B. Hoàng Mai.
C. Tố Mai.
D. Phương Mai.
Câu 3: Điệu hát Lượn nàng ới là dân ca dân tộc nào?
A. Dân tộc Thái.
B. Dân tộc Chăm.
C. Dân tộc Mường.
D. Dân tộc Tày.
Câu 4: Bài hát Vùng cao quê em được viết theo nhịp nào?
A. Nhịp 3/4.
B. Nhịp 2/4.
C. Nhịp 4/4.
D. Nhịp 2/2.
Câu 5: Bài hát Vùng cao quê em có cấu trúc mấy đoạn?
A. 4 đoạn.
B. 2 đoạn.
C. 1 đoạn.
D. 3 đoạn.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | C | D | B | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HS hát bài hát Vùng cao quê em theo nhạc nền với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca... kết hợp vận động minh họa hoặc gõ đệm (theo phách).