Slide bài giảng âm nhạc 7 chân trời tiết 4: Thường thức âm nhạc – nghe nhạc. Góc âm nhạc
Slide điện tử tiết 4: Thường thức âm nhạc – nghe nhạc. Góc âm nhạc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – NGHE NHẠC - GÓC ÂM NHẠC
KHỞI ĐỘNG
HS chơi trò chơi Nghe nhạc đoán tên bài hát.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Thường thức âm nhạc – Nghe nhạc
- Góc âm nhạc
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – NGHE NHẠC
Tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Vân
Giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân
Nội dung ghi nhớ
- Nhạc sĩ Hoàng Vân có tên khai sinh là Lê Văn Ngọ, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội.
- Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ năm 1951. Các tác phẩm
của ông giàu tính triết lý, ngợi ca, có giai điệu nồng ấm, mượt mà, vui tươi, trong sáng,.. và thường mang đậm những chất liệu, âm hưởng dân ca.
- Nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác nhiều cho nhạc hát cũng như nhạc đàn. Gia tài để lại của ông về lĩnh vực nhạc hát có đến hàng trăm ca khúc và nhiều tác phẩm hợp xướng. Ca khúc của ông có nhiều bài đặc sắc, đem lại giá trị nghệ thuật cao, tràn trề sức sống, luôn mang hơi thở thời đại như: Hò kéo pháo, Quảng Bình quê ta ơi, Người chiến sĩ ấy, Tôi là người thợ lò, Bài ca người giáo viên nhân dân, Tình ca Tây Nguyên, Em yêu trường em, Mùa hoa phượng nở, Con chim vành khuyên, Ca ngợi Tổ quốc (trong hợp xướng Hồi tưởng).
- Về lĩnh vực nhạc đàn, nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại khác nhau, từ giao hưởng, concerto, các bản hoà tấu thính phòng cho đến các tiểu phẩm,...
- Ông còn là người thầy đào tạonhiều thế hệ học trò tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
- Nhạc sĩ Hoàng Vân đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
II. GÓC ÂM NHẠC
+ Em hãy cùng bạn sáng tạo một số động tác minh hoạ và kết hợp biểu diễn bài
Lời cô.
+ Thực hiện tiết tấu dưới đây bằng vận động cơ thể hoặc các nhạc cụ gõ tự chọn.
+ Đọc Bài đọc nhạc số 2 kết hợp đánh nhịp .
+ Chép Bài đọc nhạc số 2.
+ Hãy sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân để chia sẻ cùng bạn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh năm bao nhiêu?
A. 1930.
B. 1931.
C. 1932.
D. 1933.
Câu 2: Tên thật của nhạc sĩ Hoàng Vân là gì?
A. Nguyễn Tăng Hích.
B. Võ Văn Linh
C. Lê Văn Ngọ.
D. Nguyễn Hải Sơn.
Câu 3: Nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc sĩ của nền âm nhạc nào?
A. Âm nhạc cung đình.
B. Âm nhạc chuyên nghiệp.
C. Âm nhạc tài tử.
D. Âm nhạc cổ truyền.
Câu 4: Đâu không phải lĩnh vực sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân?
A. Âm nhạc thị trường.
B. Âm nhạc thiếu nhi.
C. Âm nhạc kháng chiến.
D. Âm nhạc trữ tình.
Câu 5: Ngoài việc sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Vân còn phụ trách nhiệm vụ nào?
A. Người thầy đào tạo.
B. Chỉ huy dàn nhạc.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | B | A | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng về nhạc sĩ Hoàng Vân và các ca khúc đã được nghe của ông để tự nói lên cảm nghĩ của mình khi học về nhạc sĩ Hoàng Vân và nghe các ca khúc của ông.