Slide bài giảng âm nhạc 7 chân trời tiết 3 : Lý thuyết âm nhạc
Slide điện tử tiết 3 : Lý thuyết âm nhạc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 3. LÝ THUYẾT ÂM NHẠC
KHỞI ĐỘNG
HS chơi trò chơi nghe và vận động theo nhạc.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Trình bày về ba loại ký hiệu để tăng trường độ nốt nạc
Dấu nối
Dấu chấm dôi
Dấu miễn nhịp
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Trình bày về 3 loại kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc.
+ Dấu nối
+ Dấu chấm đôi
+ Dấu miễn nhịp (fermata)
Nội dung ghi nhớ
- Dấu nối: Kí hiệu hoặc
là dấu có hình vòng cung nối liền độ dài của những nốt nhạc có cùng cao độ đặt cạnh nhau. Độ dài của những nốt nhạc nằm trong dấu nối bằng tổng số độ dài của các nốt được nối liền.
- Dấu chấm đôi: Kí hiệu (.) là một dấu chấm đặt cạnh bên phải nốt nhạc, có tác dụng kéo dài thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc.
- Dấu miễn nhịp: Kí hiệu hoặc , có hình nửa vòng tròn nhỏ với một dấu chấm ở giữa. Được đặt ở trên hoặc dưới nốt nhạc, cho phép tăng độ dài của nốt đó không theo quy định số phách trong nhịp mà theo tính chất tác phẩm và cảm xúc của người thể hiện
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đây là kí hiệu của dấu nào trong nhạc lý?
A. Dấu nối.
B. Dấu móc.
C. Dấu hạ tone giọng.
D. Dấu chấm dôi.
Câu 2: Độ dài của những nốt nhạc nằm trong dấu nối được tính bằng cách nào?
A. Tổng số độ dài của hai nốt sau nối liền
B. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền.
C. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền với nốt liền trước.
D. Tổng số độ dài của các nốt được nối liền với nốt liền sau.
Câu 3: Ca khúc được chia thành những thể loại nào?
A. Trữ tình.
B. Hành khúc.
C. Hát ru.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Thể loại hành khúc có nhịp độ như thế nào?
A. Vừa phải.
B. Trầm buồn,
C. Nhanh vui.
D. Du dương.
Câu 5: Thể loại hành khúc xuất hiện vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XV.
B. Thế kỉ XVII.
C. Thế kỉ XIX.
D. Thế kỉ XX.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | B | D | C | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Xác định kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc trong bài Niềm vui gia đình
- HS ghi nhớ lại kiến thức đã học, xác định kí hiệu tăng trường độ nốt nhạc trong bài Niềm vui gia đình.