Slide bài giảng âm nhạc 7 chân trời tiết 3: Lí thuyết âm nhạc - Nhịp lấy đà. Đọc nhạc - Bài đọc nhạc số 2

Slide điện tử tiết 3: Lí thuyết âm nhạc - Nhịp lấy đà. Đọc nhạc - Bài đọc nhạc số 2. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾT 3: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – BÀI: NHỊP LẤY ĐÀ - ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2

KHỞI ĐỘNG

GV cho HS ôn lại kiến thức về nhịp 2/4 hoặc 3/4, số phách quy định trong mỗi ô nhịp.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Lý thuyết âm nhạc : Nhịp lấy đà
  • Đọc nhạc : Bài đọc nhạc số 2
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP LẤY ĐÀ

Tìm hiểu nhịp lấy đà

Nội dung ghi nhớ

- Nhịp lấy đà là một ô nhịp ở đầu bản nhạc, không đầy đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. 

- Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường kết thúc bằng một ô nhịp không đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà.

II. ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2

Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 2

Nhận xét Bài đọc nhạc số 2 về các kí hiệu có trong bài

Nội dung ghi nhớ

- Sử dụng nhịp lấy đà : là ô nhịp đầu tiên.

- Sử dụng các cao độ: Đô – Rê –  Mi – Son – La – Si.

- Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi.

- Sử dụng dấu nối ở 2 ô nhịp cuối.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Nhịp lấy đà là ô nhịp nằm ở vị trí nào trong bản nhạc?

A. Vị trí đầu tiên.

B. Vị trí ở giữa.

C. Vị trí gần cuối.

D. Vị trí cuối cùng.

Câu 2: Kết thúc nhịp lấy đà bằng cách nào?

A. Một ô nhịp thừa một nhịp.

B. Một ô nhịp không đầy đủ.

C. Cuối ô nhịp có dấu miễn nhịp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Có những kiểu nhịp lấy đà như thế nào?

A. Lấy đà nửa phách.

B. Lấy đà 1 phách.

C. Lấy đà phách rưỡi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải đặc điểm của nhịp lấy đà?

A. Sẽ không đủ phách khi kết thúc nếu trong bản nhạc có ô nhịp lấy đà.

B. Hình thức của ô nhịp lấy đà sẽ đủ phách nếu thêm dấu miễn nhịp vào ô nhịp lấy đà.

C. Hình thức của ô nhịp lấy đà sẽ đủ phách nếu thêm dấu lặng vào ô nhịp lấy đà.

D. Nhịp lấy đà là nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ.

Câu 5: Thêm dấu nào vào ô nhịp lấy đà để đủ phách?

A. Dấu chấm dôi.

B. Dấu miễn nhịp.

C. Dấu lặng.

D. Dấu nối.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi12345
Đáp ánABDBC

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HS sử dụng tiết tấu b (tr.22 phần Nhạc cụ), luyện tập gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 2 theo hình thức nhóm gõ, nhóm đọc nhạc.