Slide bài giảng âm nhạc 7 chân trời tiết 2: Ôn tập bài hát: Mùa xuân cho em- Lí thuyết âm nhạc
Slide điện tử tiết 2: Ôn tập bài hát: Mùa xuân cho em- Lí thuyết âm nhạc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 2. ÔN TẬP BÀI HÁT: MÙA XUÂN CHO EM - LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
KHỞI ĐỘNG
HS ôn lại bài hát Mùa xuân cho em.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Ôn tập bài hát Mùa xuân cho em
- Tìm hiểu khái niệm nhịp độ
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nêu khái niệm nhịp độ trong âm nhạc.
Nội dung ghi nhớ
Nhịp độ là tốc độ chuyển động của âm thanh. Nhịp độ thường được viết bằng tiếng Ý phía trên khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Bài hát Mùa xuân cho em được chia làm mấy đoạn?
A. 5 đoạn.
B. 2 đoạn.
C. 3 đoạn.
D. 4 đoạn.
Câu 2: Bài hát Mùa xuân cho em là do nhạc sĩ nào sáng tác?
A. Nguyễn Văn Hảo.
B. Nguyễn Ngọc Thiện.
C. Trần Tiến.
D. Trần Hoàn.
Câu 3: Đoạn 2 bài hát được viết ở nhịp nào?
A. 2/2.
B. 2/4.
C. 4/4.
D. 6/8.
Câu 4: Dấu miễn nhịp còn có tên gọi nào khác?
A. Dấu trầm.
B. Dấu vang.
C. Dấu giảm nhịp.
D. Dấu ngân.
Câu 5: Nhịp độ là gì?
A. Độ ngân vang của âm thanh.
B. Độ cao thấp của âm thanh.
C. Tốc độ chuyển động của âm thanh.
D. Độ mạnh nhẹ của âm thanh.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | C | D | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HS hoạt động nhóm để tổ chức trình diễn đoạn 2 của bài hát Mùa xuân cho em (có nhạc đệm) theo hình thức: câu 1 và câu 2 hát chậm, câu 3 hát nhanh vừa.