Soạn giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học ứng dụng 11 bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 15: BẢO MẬT VÀ AN TOÀN HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Hiểu được ở mức khái quát các vấn đề bảo mật và an toàn CSDL.
  1. Năng lực 

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng: 

 

  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học: Hiểu được ở mức khái quát các vấn đề bảo mật và an toàn CSDL.

 

  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
  2. Đối với giáo viên 
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Video về vấn đề bảo mật và an toàn CSDL: 

https://www.youtube.com/watch?v=lVJPgNzV5Tc 

  1. Đối với học sinh:
  • SGK Tin học 11 (Định hướng tin học Ứng dụng) – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
  2. a) Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống thực tiễn chứa đựng vấn đề cần giải quyết. 
  3. b) Nội dung: HS đọc thông tin được cung cấp và đưa ra cách giải quyết tình huống.
  4. c) Sản phẩm: Gợi ý trả lời câu hỏi Phần khởi động và cách giải quyết tình huống.
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Mỗi hệ CSDL đều được xây dựng với mục đích xác định nhằm phục vụ một hệ thống quản lí như hệ thống bán vé máy bay, đặt chỗ khách sạn, quản lí bệnh án ở bệnh viện, quản lí kết quả học tập, quản lí website mạng xã hội… Từng có nhiều thông tin về việc những khối lượng lớn dữ liệu bị đánh cắp, những tài khoản người dùng mạng xã hội bị gán những phát biểu sai trái… Tình trạng này xảy ra một phần do các hệ CSDL liên quan chưa được bảo vệ đủ tốt. 

Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=pMX5Irq0Vys&t=6s 

- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: Cần phải làm gì để đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ CSDL?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nhận xét câu trả lời của HS. 

Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảo mật hệ CSDL

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được những vấn đề liên quan đến công tác bảo mật dữ liệu hệ thống, chống thâm nhập lấy dữ liệu trái phép, từ những quy định đối với người dùng, quy định về tổ chức đảm bảo an ninh mạng đến những biện pháp cụ thể về quản lí, giám sát người dùng và phản ứng khi phát hiện có cố gắng thâm nhập một cách bất thường.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS) đọc thông tin mục 1, thảo luận trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 73.
  3. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến bảo mật hệ CSDL.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: “Tất cả người dùng internet đều có thể tìm kiếm, được xem danh sách các bản nhạc theo tên bản nhạc, tên ca sĩ, tên nhạc sĩ mà không cần đăng nhập hệ thống. Ngoài ra, một số người dùng xác định có quyền nhập thêm dữ liệu về bản nhạc mới, nhạc sĩ mới và ca sĩ mới .” yêu cầu HS quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi: 

Theo em, cần phải tổ chức phân quyền truy cập CSDL như thế nào để đáp ứng các yêu cầu trên?

- Dựa trên ví dụ vừa nêu ở Hoạt động 1, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố trang 75 SGK: 

Nêu tóm tắt các quyền của các tài khoản moderator và admin.

- Trên cơ sở kiến thức vừa nêu, GV yêu cầu HS khái quát công tác bảo mật CSDL.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- Đại diện nhóm HS trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 73 SGK:

+ Website âm nhạc được xây dựng nhằm phục vụ tất cả người dùng yêu âm nhạc, họ cần có quyền tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến các bản thu âm nhạc.

+ Nhưng nếu ai cũng có quyền thêm, xóa, sửa dữ liệu thì có thể mất hết dữ liệu hoặc dữ liệu không còn đáng tin cậy.

+ Vì vậy, cần phải chia người dùng thành các nhóm khác nhau với các quyền truy cập khác nhau:

⮚ Nhóm người dùng chỉ có quyền tìm kiếm, xem các dữ liệu đã có.

⮚ Nhóm người dùng có quyền thêm mới dữ liệu nhưng không có quyền xóa, sửa.

⮚ Nhóm người dùng có quyền sửa, xóa dữ liệu nhưng không có quyền sửa cấu trúc dữ liệu.

⮚ Nhóm người dùng có toàn quyền.

 - Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố trang 75 SGK: 

+ Trong ví dụ bài học này, các tài khoản moderator có các quyền cập nhật CSDL website âm nhạc.

+ Tài khoản admin có toàn quyền với CSDL website âm nhạc nhưng không có quyền với các CSDL khác cùng được quản trị bởi hệ QTCSDL.

- Kết luận bảo mật hệ CSDL (đính kèm dưới hoạt động 1).

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 15 Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu, Tải giáo án trọn bộ Tin học ứng dụng 11 kết nối, Giáo án word Tin học ứng dụng 11 kết nối bài 15 Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI