Soạn giáo án Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 12: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Hiểu được khái niệm hệ quản trị CSDL và vai trò của hệ QTCSDL trong việc lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu.
- Hiểu được khái niệm hệ CSDL.
- Phân biệt được CSDL tập trung và CSDL phân tán.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tin học giải quyết vấn đề: Hình thành, phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Khả năng tư duy logic và mô hình hóa.
- Khả năng tự học.
- Phẩm chất
- Ý thức trách nhiệm: Có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; các công việc được phân công khi làm việc nhóm.
- Tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: HS thảo luận, giải quyết vấn đề không phải tất cả người dùng đều có thể tự viết chương trình khai thác dữ liệu.
- b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi cho HS trao đổi, thảo luận để chỉ ra cách giải quyết vấn đề được đưa ra.
- c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Một CSDL lưu dữ liệu trên hệ thống máy tính dưới dạng các tệp có cấu trúc được thiết kế để nhiều người dùng có thể cùng khai thác dữ liệu trong CSDL đó. Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng đều biết về cấu trúc các tệp lưu dữ liệu và tự viết chương trình khai thác dữ liệu.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, có thể giải quyết vấn đề này như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV mời đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung:
Lưu dữ liệu dưới dạng một phần mềm hệ thống quản trị mà ai cũng có thể dễ dàng truy vấn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới – Bài 12: Hệ quản trị cở sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận về một phần mềm hỗ trợ thao tác dữ liệu
- a) Mục tiêu: Giới thiệu ở mức nguyên lí về phần mềm hệ quản trị CSDL và các nhóm chức năng của phần mềm này.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời Hoạt động 1, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài mới, củng cố bằng cách trả lời Câu hỏi SGK 59.
- c) Sản phẩm: HS nêu được những yêu cầu mà một phần mềm hỗ trợ làm việc với các CSDL cần thực hiện; khái niệm hệ QTCSDL; 3 nhóm chức năng chính của hệ QTCSDL.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu: Để tạo ra, lưu trữ và sửa đổi một văn bản trên máy tính chúng ta cần một phần mềm soạn thảo văn bản. Để tạo ra và cập nhật một bảng tính điện tử chúng ta cần một phần mềm bảng tính. - GV đặt câu hỏi: Theo em, một phần mềm hỗ trợ làm việc với các CSDL cần thực hiện được những yêu cầu nào dưới đây? A. Cung cấp công cụ tạo lập CSDL B. Cập nhật dữ liệu và tự động kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu C. Hỗ trợ truy xuất dữ liệu D. Cung cấp giao diện để ai cũng có thể xem nội dung của các bảng dữ liệu một cách dễ dàng - GV giới thiệu: Để hỗ trợ làm việc với các CSDL người ta xây dựng những bộ phần mềm chuyên dụng gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (gọi tắt là hệ QTCSDL). - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK trang 58, thảo luận nhóm 4-5 người, thực hiện nhiệm vụ: + Nêu khái niệm hệ QTCSDL. + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu gồm mấy nhóm chức năng chính? Đó là những nhóm nào? - GV giới thiệu thêm: Hệ QTCSDL còn cung cấp Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programing Interface – API). API cung cấp cách thức làm việc trực tiếp với CSDL, phương thức để những người làm phần mềm ứng dụng có thể cập nhật, truy xuất CSDL từ mô đun chương trình mà họ sẽ viết. - GV cho HS đọc và trả lời Câu hỏi SGK trang 59: + Câu 1: Nêu những khó khăn trong việc khai thác CSDL nếu không có hệ QTCSDL. + Câu 2: Tóm tắt các nhóm chức năng của hệ QTCSDL. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS chú ý lắng nghe GV giới thiệu kiến thức mới, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS trao đổi nhóm, hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. - HS làm bài cá nhân, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày kết quả. - HS khác đối chiếu, nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu Phần mềm hỗ trợ làm việc với CSDL cần có các chức năng cập nhật dữ liệu và kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu; hỗ trợ truy xuất dữ liệu và cung cấp giao diện đơn giản để người dùng có thể xem nội dung của các bảng dữ liệu một cách dễ dàng. Ngoài ra, phần mềm còn cần cung cấp công cụ tạo lập CSDL để có thể thiết kế các bảng dữ liệu theo cấu trúc phù hợp. - Hệ QTCSDL là phần mềm cung cấp phương thức để lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu của CSDL, bảo mật và an toàn dữ liệu. - Hệ QTCSDL gồm 3 nhóm chức năng chính, đó là: - Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu. - Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu. - Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL. Câu hỏi: - Gợi ý đáp án: B, C, D. Câu 1: Nếu không có hệ QTCSDL, người dùng phải tự xây dựng lấy giải pháp trực tiếp tổ chức lưu trữ, cập nhật, truy xuất dữ liệu. Điều này kéo theo những khó khăn trong việc phát triển phần mềm, lãng phí nguồn lực và các tài nguyên khác. Câu 2: - Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu: + Khai báo CSDL với tên gọi xác định. Một hệ QTCSDL có thể quản trị nhiều CSDL. + Tạo lập, sửa đổi kiến trúc bên trong CSDL. + Nhiều hệ QTCSDL cho phép cài đặt các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu. - Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu (thao tác dữ liệu): + Cập nhật dữ liệu: Hệ QTCSDL cần cung cấp các chức năng thêm, xóa, sửa dữ liệu. + Truy xuất dữ liệu theo tiêu chí khác nhau. - Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL: + Nhiều hệ QTCSDL cung cấp phương tiện kiểm soát quyền truy cập dữ liệu. + Hệ QTCSDL cần cung cấp chức năng kiểm soát giao dịch, đảm bảo tính nhất quán dữ liệu. + Hệ QTCSDL cung cấp phương tiện thực hiện sao lưu dự phòng (backup) để đề phòng các sự cố gây mất dữ liệu và khôi phục dữ liệu khi cần thiết. |
Hoạt động 2: Thảo luận về tra cứu trực tuyến điểm thi
- a) Mục tiêu: Giới thiệu khái niệm “Phần mềm ứng dụng CSDL” (thường gọi tắt là “Ứng dụng CSDL”); từ đó đưa ra khái niệm “Hệ CSDL”.
- b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi xây dựng bài về hệ CSDL, làm Câu hỏi củng cố kiến thức SGK trang 61.
- c) Sản phẩm: HS nêu được các yếu tố khác mà hệ thống tra cứu điểm thi cần có ngoài CSDL điểm thi để cung cấp thông tin cho người dùng; mục đích của phần mềm CSDL; khái niệm hệ CSDL.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV dẫn dắt: Khi lên mạng để tra cứu điểm thi vào lớp 10, thông thường trên màn hình chỉ yêu cầu nhập vài dữ liệu tối thiểu. Ví dụ sau khi nhập số báo danh gần như ngay lập tức em nhận được đầy đủ thông tin họ tên, trường lớp, điểm thi cùng kết quả xét tuyển. - GV đặt câu hỏi: Vậy, ngoài CSDL điểm thi, hệ thống tra cứu trực tuyến cần có những gì để có thể cung cấp cho em thông tin như vậy? → GV gợi ý để HS phát hiện đã có một phần mềm tổ chức giao tiếp với người dùng (tra cứu điểm thi), làm cầu nối giữa người dùng với hệ QTCSDL và hệ CSDL. Người dùng không phải làm việc với hệ QTCSDL để truy xuất CSDL. - GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK trang 60 về mô hình tổ chức phần mềm của các hệ QTCSDL. GV giới thiệu: + Các hệ QTCSDL nhiều người dùng xây dựng theo mô hình hai thành phần. + Thành phần “chủ”: tính toán, xử lí dữ liệu. + Thành phần “khách”: tổ chức giao diện tương tác với người dùng, kết nối với phần “chủ”, hiển thị kết quả tính toán xử lí dữ liệu. - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK trang 60, hoạt động nhóm 4-6 người, thực hiện nhiệm vụ: + Nêu mục đích của phần mềm ứng dụng CSDL. + Nêu khái niệm hệ CSDL. - GV cho HS đọc và trả lời Câu hỏi SGK trang 61: Hệ QTCSDL và hệ CSDL khác nhau như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe GV giới thiệu kiến thức mới, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - HS trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trình bày kết quả. - Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV tổng quát lại kiến thức, yêu cầu HS ghi chép bài vào vở. | 2. Hệ cơ sở dữ liệu - Mục đích của phần mềm CSDL là hỗ trợ người dùng khai thác thông tin từ CSDL một cách thuận tiện theo các yêu cầu xác định. - Hệ CSDL là hệ thống gồm 3 thành phần: Phần mềm ứng dụng CSDL, Thành phần chủ của hệ QTCSDL (gọi tắt là hệ QTCSDL) và các CSDL. - Câu hỏi: + Ngoài CSDL điểm thi, hệ thống tra cứu trực tuyến cần: một phần mềm ứng dụng CSDL tra cứu điểm thi được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ dàng nhất cho người dùng và hệ QTCSDL quản lí điểm thi. + Hệ QTCSDL là một phần mềm hỗ trợ tạo lập CSDL, cập nhật và truy xuất dữ liệu. Sau khi cài đặt hệ QTCSDL, dữ liệu là không có sẵn, người dùng phải tiến hành các hoạt động tạo lập CSDL và cập nhật CSDL ấy. + Hệ CSDL bao hàm hệ QTCSDL, tất cả các CSDL mà hệ QTCSDL lưu trữ, quản trị và tất cả các phần mềm ứng dụng CSDL ấy. |
=> Xem toàn bộ Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
THÔNG TIN GIÁO ÁN
- Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
- Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau
Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:
- Giáo án word: Nhận đủ cả năm
- Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo