Soạn giáo án Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối bài 11: Cơ sở dữ liệu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối bài 11: Cơ sở dữ liệu - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết được việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính đòi hỏi phải được tổ chức một cách khoa học với những yêu cầu đã được khái quát và hệ thống hóa.
- Hiểu được khái niệm CSDL và các thuộc tính cơ bản của CSDL.
- Trình bày được khái niệm CSDL và các thuộc tính cơ bản của CSDL.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tin học giải quyết vấn đề: Hình thành, phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nâng cao khả năng phân tích và tư duy khái quát.
- Phẩm chất
- Ý thức trách nhiệm: Có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao; các công việc được phân công khi làm việc nhóm.
- Tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về việc lưu trữ dữ liệu có phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính không.
- b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi cho HS tự trao đổi, thảo luận để chỉ ra việc lưu trữ dữ liệu còn cần các hoạt động khác ngoài việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản máy tính.
- c) Sản phẩm: Bằng kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu của GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Trong bài trước, các em đã được tìm hiểu về khái niệm lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đề cập chủ yếu đến ghi chép dữ liệu trên giấy. Vậy tình hình có gì khác, có gì phải chú ý khi chuyển việc lưu trữ dữ liệu lên máy tính? Phải chăng đơn giản chỉ là chuyển văn bản trên giấy thành các tệp văn bản trên máy tính?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV mời đại diện một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung:
Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ cho các bài toán quản lí không phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới – Bài 11: Cơ sở dữ liệu
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không?
- a) Mục tiêu: HS nhận biết được rằng khi lưu trữ dữ liệu trên máy tính cần phải tổ chức dữ liệu một cách khoa học, đảm bảo được tính nhất quán và tính độc lập.
- b) Nội dung: HS đọc SGK và trả lời Hoạt động 1, thảo luận nhóm xây dựng kiến thức bài, củng cố bằng cách trả lời Câu hỏi SGK trang 55.
- c) Sản phẩm: HS thảo luận về việc có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không; nêu yêu cầu chung đối với việc lưu trữ dữ liệu của bài toán quản lí; kể tên các mô đun và nhiệm vụ của chúng.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 1 – Có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không? SGK trang 53 và dẫn dắt: Điểm của mỗi môn học được ghi chép trong sổ điểm môn học và trong sổ điểm lớp học. Và vì sơ suất nào đó mà khác nhau – dữ liệu lưu trữ dư thừa (lưu trữ hai lần) và không nhất quán. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Vậy có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn, đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu yêu cầu chung đối với việc lưu trữ dữ liệu của mọi bài toán quản lí. - GV hướng dẫn HS đọc ví dụ phân tích về sự phụ thuộc giữa tổ chức lưu trữ dữ liệu và phần mềm. Từ đó đặt ra yêu cầu về tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm: + Khi chuyển một bản ghi chép điểm môn học trên giấy thành một tệp văn bản diem.txt trên máy tính, người ta thường ghi thành các dòng, mỗi dòng cho một HS với các thông tin ngăn cách nhau bởi dấu phẩy “,”, ở dạng: Mã lớp, mã học sinh, điểm, điểm, … Ví dụ: 11A, 1, Dương Hoàng Anh, 8, 7, , 7, 9, 8 (mã lớp: 11A; mã HS: 1; họ tên HS; 4 điểm ĐĐG thường xuyên: 1 ĐĐG giữa kì, 1 ĐĐG cuối kì, không có ĐĐG thường xuyên thứ ba) + Phần mềm đọc, cập nhật điểm và lập bảng điểm lớp học sẽ đọc tệp diem.txt từng dòng và tách các thành phần theo dấu phẩy. → Sự phụ thuộc giữa việc tổ chức lưu trữ dữ liệu và phần mềm. Ví dụ khi cần đổi dấu phẩy thành dấu chấm phẩy “;” trong tệp diem.txt thì phải sửa phần mềm để tách các thành phần theo dấu chấm phẩy. → gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì, phát triển. Do đó đặt ra vấn đề tổ chức lưu trữ dữ liệu sao cho công tác xây dựng phần mềm không phụ thuộc vào tổ chức lưu trữ dữ liệu. - GV đặt câu hỏi thảo luận: Hãy kể tên các mô đun phần mềm và nhiệm vụ của chúng. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức trang 55: + Câu 1: Hãy giải thích yêu cầu về tính nhất quán dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu. + Câu 2: Tại sao cần tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe, trả lời câu hỏi trong phần Hoạt động 1. - HS lắng nghe GV hướng dẫn, giới thiệu kiến thức mới. - HS làm việc nhóm đôi, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu Yêu cầu chung đối với việc lưu trữ dữ liệu của mọi bài toán quản lí là cần phải tổ chức việc lưu trữ sao cho có thể hạn chế trùng lặp làm dư thừa dữ liệu, khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu. b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với việc xây dựng phát triển phần mềmđảm bảo dễ dàng chia sẻ dễ dàng bảo trí phát triển, đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tính nhất quán dữ liệu Câu hỏi: - Không cần lưu trữ bảng điểm lớp học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sở bằng cách ghép các bảng điểm môn học. - Mô đun Danh sách lớp: đọc và ghi dữ liệu cập nhật vào Danh sách lớp học. - Mô đun Điểm môn học: đọc dữ liệu từ Danh sách lớp học, tạo lập tệp Bảng điểm môn học nếu chưa có, cập nhật tệp Bảng điểm môn học nếu xuất hiện dòng mới trong Danh sách lớp học; đọc, ghi dữ liệu cập nhật vào Bảng điểm môn học. - Mô đun Lập bảng điểm: đọc dữ liệu từ Bảng điểm môn học, xử lí dữ liệu để tạo và kết xuất ra bảng điểm lớp học. Câu 1: Tính nhất quán dữ liệu đòi hỏi không gây ra mâu thuẫn dữ liệu, ví dụ không được có lưu trữ hai giá trị khác nhau về điểm cuối kì I, môn Toán của HS Dương Hoàng Anh lớp 11A. Câu 2: Cần phải tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm để có thể xây dựng, bảo trì và phát triển phần mềm một cách thuận lợi, không tiêu tốn nhiều nguồn lực mỗi khi có thay đổi về tổ chức lưu trữ dữ liệu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo