Soạn giáo án Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: PHẦN MỀM NGUỒN MỞ VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Trình bày được một số khái niệm và nắm được sự khác nhau giữa phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại.
  • Hiểu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.
  • Biết được phần mềm chạy trên Internet và lợi ích của chúng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Khi giải quyết công việc bằng máy tính biết lựa chọn loại phần mềm phù hợp với yêu cầu và khả năng.
  • Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
  1. Phẩm chất
  • Có khả năng tự học và ý thức học tập.
  • Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo, tinh thần vì lợi ích chung của cộng đồng nguồn mở.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Hướng HS tập trung vào nội dung chính của bài học là phần mềm nguồn mở.
  3. b) Nội dung: GV giới thiệu sơ lược lịch sử của phần mềm nguồn mở với trào lưu mở mã nguồn, sau đó đặt câu hỏi ngỏ cho HS.
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, giới thiệu cho HS:

+ Với ngôn ngữ lập trình bậc cao, chương trình được viết dưới dạng văn bản gần với ngôn ngữ tự nhiên. Văn bản này gọi là mã nguồn. Để máy tính có thể chạy được trực tiếp, chương trình được dịch thành dãy lệnh máy gọi là mã máy. Mã máy rất khó đọc hiểu nên việc dịch sang mã máy còn giúp bảo vệ chống đánh cắp ý tưởng hay sửa đổi phần mềm. Phần mềm chuyển giao dưới dạng mã máy thường được gọi là phần mềm nguồn đóng.

+ Vào những năm 1970, trong số trường đại học ở Mỹ đã xuất hiện việc chia sẻ mã nguồn để cùng phát triển phần mềm, dẫn tới sự ra đừi của phần mền nguồn mở - một xu hướng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của công nghệ phần mềm sau này.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, lợi ích đối với cộng đồng trong việc chia sẻ mã nguồn là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Lưu ý: GV không cần mất nhiều thời gian cho HS trả lời câu hỏi, vì nội dung này sẽ được chi tiết trong phần hoạt động của mục 1.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần mềm nguồn mở

  1. a) Mục tiêu:

- HS trình bày một số khái niệm và so sánh phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại.

- Biết được việc sử dụng phần mềm nguồn mở không phải không có điều kiện.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các loại phần mềm và giấy phép đối với phần mềm nguồn mở.
  2. c) Sản phẩm:

- HS phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng.

- HS tìm hiểu giấy phép của phần mềm nguồn mở.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thảo luận cặp đôi Hoạt động 1 SGK trang 15: Cách thức chuyển giao phần mềm cho người sử dụng theo chiều hướng "mở dần" như sau:

1. Bán phần mềm dưới dạng mã máy.

2. Cho sử dụng phần mềm miễn phí có điều kiện hoặc không điều kiện, không cung cấp mã nguồn.

3. Cho sử dụng phần mềm tự do, cung cấp cả mã nguồn để có thể sửa, nâng cấp, phát triển và chuyển giao (phân phối) lại phần mềm.

Thảo luận để xem lợi ích của người dùng được tăng dần như thế nào theo hướng mở nói trên.

* Nhiệm vụ 1: Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- GV đặt câu hỏi:

+ Các loại phần mềm tương ứng với ba cách thức chuyển giao trong Hoạt động 1 được gọi lần lượt là gì?

+ Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại phần mềm.

- GV kết luận:

+ Phần mềm thương mại là chặt nhất, người dùng phải mua mới được dùng.

+ Phần mềm tự do vừa miễn phí và còn được dùng không cần xin phép.

+ Mở nhất là phần mềm tự do nguồn mở, không những không phải trả tiền, không phải xin phép mà còn được sử dụng chính mã nguồn để sửa đổi hay phân phối lại cho người khác sử dụng.

* Nhiệm vụ 2: Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

- GV cho HS đọc và thực hiện Hoạt động 2 SGK trang 16: Em hãy so sánh quyền sử dụng phần mềm nguồn mở với quy định về bản quyền và cho biết một số điểm mâu thuẫn.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu một vài vấn đề khi sử dụng giấy phép.

- GV cho HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập củng cố kiến thức:

+ Câu 1. Em hãy cho biết ý nghĩa của yêu cầu "người sửa đổi, nâng cấp phần mềm nguồn mở phải công bố rõ ràng phần nào đã sửa, sửa như thế nào so với bản gốc".

+ Câu 2. Ý nghĩa của yêu cầu "phần mềm sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải mở theo giấy phép của GPL" là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện Hoạt động 1 SGK trang 15, Hoạt động 2 SGK trang 16.

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện HS xung phong trình bày kết quả.

- HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Phần mềm nguồn mở

- Hoạt động 1: Lợi ích của người dùng theo từng cách thức chuyển giao là:

1. Người dùng phải mua để được sử dụng và khó có thể tự sửa chữa được.

2. Người dùng được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

3. Người dùng không phải trả tiền, không phải xin phép và còn được tự sửa đổi, cải tiến.

→ Phần mềm nguồn mở đang mang lại một cơ hội lớn cho người dùng.

a) Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Các loại phần mềm tương ứng với ba cách thức chuyển giao trong Hoạt động 1 được gọi lần lượt là:

+ Phần mềm thương mại:

·        Là phần mềm để bán.

·        Hầu hết các phần mềm thương mại là loại nguồn đóng để bảo vệ ý tưởng và chống sửa đổi.

·        VD: Microsoft Word, Adobe Photoshop,...

+ Phần mềm tự do:

·        Là phần mềm không chỉ miễn phí mà còn được tự do sử dụng mà không phải xin phép.

·        Phần mềm tự do có thể ở dạng mã máy hoặc mã nguồn.

·        VD: phần mềm Acrobat Reader, Red Hat Linux...

+ Phần mềm nguồn mở:

·        Là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo một quy định gọi là giấy phép.

·        VD: phần mềm Inkscape, GIMP, IDLE (Python)...

b) Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

- Hoạt động 2: Điểm mâu thuẫn là:

+ Theo quy định về bản quyền, các tác giả của phần mềm có quyền bảo vệ chống phần mềm bị sửa đổi gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả, Nếu là người đầu tư, các tác giả còn giữ cả quyền tạo bản sao, sửa đổi, nâng cấp phần mềm, quyền chuyển giao sử dụng....

+ Trong khi đó, phần mềm nguồn mở được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển,...

- Giấy phép không chỉ đề cập đến quyền sử dụng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác, ví dụ:

+ Các tác giả có được miễn trừ bảo hành hay không, có bị kiện vì những sai sót của phần mềm hay không.

+ Người sửa đổi phần mềm có bắt buộc phải công bố rõ các tác giả trước đó hay không, bản sửa đổi có phải công khai dưới dạng nguồn mở hay không.

+ Được sao chép và phân phối phần mềm, có quyền yêu cầu trả phí cho việc chuyển giao đó nhưng phải thông báo rõ ràng về bản quyền gốc và thông báo miễn trừ trách nhiệm bảo hành.

+ Được sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện phải công bố mã nguồn phần sửa đổi, nêu rõ đó là bản được thay đổi, chỉ rõ các thành phần thay đổi, phải áp dụng giấy phép GNU GPL do chính phần thay đổi đó.

Câu hỏi:

Câu 1: Ý nghĩa của yêu cầu "người sửa đổi, nâng cấp phần mềm nguồn mở phải công bố rõ ràng phần nào đã sửa, sửa như thế nào so với bản gốc": đảm bảo tính minh bạch về sự đóng góp của mỗi thành viên phát triển phần mềm nguồn mở và để người sử dụng sau dễ nắm bắt được phần phát triển để sử dụng.

Câu 2: Ý nghĩa của yêu cầu "phần mềm sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải mở theo giấy phép của GPL": đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng phần mềm nguồn mở, khi có quyền sử dụng phần mềm nguồn mở để phát triển thì cũng có nghĩa vụ đóng góp để cộng đồng được sử dụng phần mình phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác