Soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 6 bài 5: Hoa cúc áo

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 4 chủ đề 6 bài 5: Hoa cúc áo - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: HOA CÚC ÁO

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

    • Trao đổi được với bạn về tên gọi của các loài hoa trong các bức ảnh; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Sự xuất hiện của cô các ảo khiến khung cảnh, con người ở xóm Bờ Giậu trở nên tươi mới, vui vẻ hơn. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi cuộc sống bình dị, vui vẻ, lạc quan, chan chứa tình cảm ở xóm Bờ Giậu.

 

  • Chọn, tìm được câu chủ đề phù hợp với đoạn văn; viết được đoạn văn tả một loài hoa em thích, trong đó có câu chủ đề.
  • Chia sẻ được tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
  • Giải được ô chữ Xinh tươi.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, biết bảo vệ và góp phần gìn giữ cảnh vật, phong tục, truyền thống tốt đẹp.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh SHS phóng to.
  • Tranh, ảnh về bờ giậu, hoa cúc áo, dế mèn,.. (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Cụ giáo cóc thức dậy” đến “hương sắc mới”.
  • Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng tương tác.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi trao đổi với bạn bè về tên gọi của mỗi loài hoa trong các bức ảnh: 

- GV mời 1- 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, gợi ý cho HS: 

+ Hoa loa kèn – bông hoa có hình dạng giống hoa loa kèn.

+ Hoa chuông: bong hoa có hình dạng như cái chuông nhỏ.

+ Hoa bướm: bông hoa có cánh mỏng manh tựa như cánh bướm.

  • Tên các loài hoa được đặt theo đặc điểm nổi bật, riêng biệt.

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học:

- GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài học mới: “Hoa cúc áo”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng kể thong thả, trong trẻo, giọng cụ giáo cóc trầm tĩnh, sâu lắng, giọng anh dế chậm rãi vui tươi,... nhấn giọng ở câu cảm và những từ ngữ chỉ đặc điểm của hoa cúc áo, tâm lí của các nhân vật trong bài,...

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu miêu tả, câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Từ khó: lộng lẫy, ngát hương, ngó nghiêng, loay hoay,...

+ Một số câu miêu tả, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

Chao,/ cô cúc áo như đã hoả thân thành người khác,/ phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình/ qua những bông hoa vàng rực ngát hương./

Vài chị cào cào áo xanh vảy đỏ/ là người xóm bên/ đi ngang qua cũng dừng lại ngó nghiêng.//;

Loay hoay mãi/ anh chàng mới đảm đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm/ có nhan đề

“Nàng từ đâu tới”://

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “hương sắc mới”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “sướng ngẩn người”.

+ Đoạn 3: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó. 

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. 

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài SHS):

+ Tinh tường: có khả năng nhận biết nhanh nhạy và rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ.

+ Ngó nghiêng: nghiêng đầu bên nọ, bên kia để quan sát.

- GV tổ chức cho HS thầm đọc lại và thảo luận nhóm để trả lời từng câu hỏi trong SHS:

+ Câu 1. Ai là người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu?

+ Câu 2. Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo thay đổi như thế nào?

+ Câu 3. Thái độ của mỗi cư dân xóm Bộ Giậu thế nào trước sự thay đổi của cô cúc áo?

+ Câu 4. Cuộc trò chuyện của anh dễ còm và cụ giáo cóc có gì đặc biệt?

+ Câu 5. Em học được điều gì ở tác giả về cách sử dụng biện pháp nhân hoá?

- GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Câu 1: Cô hoa cúc áo là người mới đến định cư ở xóm Bờ Giậu.

+ Câu 2: Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực, ngát hương.

+ Câu 3: Thái độ của mỗi cư dân xóm Bờ Giậu trước sự thay đổi của cô hoa cúc áo:

  • Cụ giáo cóc: thức dậy trong mùi hương nồng nàn, ngạc nhiên.
  • Anh để còm: đúng ngày nhìn (mê mẩn).
  • Bác giun đất: gật gù thán phục.
  • Chị cào cào: ngó nghiêng (tò mò).

+ Câu 4: Cuộc trò chuyện giữa anh để còm và cụ giáo cóc đặc biệt ở chỗ: Thái độ ban đầu của anh để còm còn rụt rè nhưng cuối cùng đám dũng cảm đọc cho cụ giáo các nghe bài thơ viết về cô hoa cúc áo. Điểm độc đáo còn thể hiện qua bài thơ mà anh để đã tự sáng tác (đưa được hộ khẩu vào thơ).

+ Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ riêng, GV có thể gợi ý, VD: Học được cách dùng từ ngữ chỉ người để gọi các con vật khiến cho bài văn trở nên sinh động, gần gũi, giàu cảm xúc,...

* Lưu ý: Tùy thuộc và trình độ HS cũng như thời lượng họat động, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý theo từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3

  • Rút ra ý đoạn 1: Thái độ của cư dân xóm Bờ Giậu trước sự thay đổi của cô cúc áo.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4:

  • Rút ra ý đoạn 2: Cuộc trò chuyện thú vị giữa anh đế còm và cụ giáo cóc.
  • Rút ra ý đoạn 3: Anh dế còm thay đổi nhờ vào cô hoa cúc áo.

+Sau khi HS trả lời câu hỏi 5

  • Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. 

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. 

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc.

- GV đọc lại đoạn từ “Cụ giáo thức dậy” đến “hương sắc mới” và xác định gọng đọc đoạn này: giọng thong thả, trong trẻo, vui tươi, nhấn giọng ở câu cảm và những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của hoa cúc áo, hành động, cảm xúc của các nhân vật:

Cụ giáo cóc thức dậy/ trong mùi hương nồng nàn // Nghe tiếng lao xao,/ cụ chống gậy,/ thận trọng dò từng bước ra cửa.// Chao/ cô cúc áo như đã hoá thân thành người khác, phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực ngát hương // Bên cạnh,/ anh để còm đúng ngày nhìn.// Bác giun đất gật gù thán phục.// Vài chị cào cào áo xanh vậy đó/ là người xóm bên đi ngang qua cũng dừng lại ngó nghiêng //

Xóm Bờ Giậu từ lâu thiu thiu ngủ,/ nay bỗng bừng tỉnh trong hương sắc mới

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm và trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài, GV có thể tổ chức cho HS thi đọc bài bài thơ do anh dế còm sáng tác.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Hoa cúc áo, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 3: Luyện tập về câu chủ đề.





- HS hoạt động nhóm.







- HS chia sẻ kết quả.


- HS lắng nghe, tiếp thu.







- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.


- HS lắng nghe, tiếp thu.










- HS nghe GV đọc mẫu.





- HS đọc theo hướng dẫn của GV.













- HS đọc trong nhóm.















- HS giải thích nghĩa của từ.





- HS đọc bài.











- HS chia sẻ kết quả.


- HS lắng nghe, tiếp thu.










































- HS nhắc lại nội dung bài.


- HS nghe GV đọc bài.
















- HS hoạt động nhóm.


- HS đọc bài.


- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS lắng nghe, thực hiện.




TIẾT 3: LUYỆN TẬP VỀ CÂU CHỦ ĐỀ

Hoạt động 1: Chọn và xác định vị trí của câu chủ đề

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được kiến thức về câu chủ đề.

- Vận dụng kiến thức vào bài tập hoặc những câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời 1 – 2 bạn HS xác định yêu cầu của BT1: Chọn  câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó.

+ Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau.

+ Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp!

+ Buổi tối ở làng thật vui.

a. Lớp thanh niên ca hát nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.

Theo Đình Trung

b. Chim én chao lượn từng đàn. Đây đó, trên cánh đồng đã xuất hiện những chú cò trắng phau phau nổi bật trên nền lúa xuân đang thì con gái. Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí.

Theo Đặng Vương Hưng

c. Cô tiên quàng khăn màu vàng có nhiệm vụ rắc thóc vàng mỗi mùa lúa chín. Lửa đỏ nấu cơm trong bếp do cô tiên quàng khăn màu đỏ gửi tới mọi nhà. Bông trắng nõn nà để dệt vải được cô tiên quàng khăn màu trắng trao cho. Trời xanh ngăn ngắt là màu khăn của cô tiên có khăn quàng xanh.

Theo Thy Ngọc

- GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ bài làm trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Buổi tối ở nhà thật vui – đoạn a – Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

+ Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp! – đoạn b – Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.

+ Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau – câu c – câu chủ đề nằm ở đầu đoạn 4.

Hoạt động 2: Tìm câu chủ đề phù hợp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng kiến thức của câu chủ đề để xác định câu chủ đề phù hợp.

- Vận dụng vào làm tập cũng như những câu hỏi liên quan đến bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời 1 -2 bạn HS xác định yêu cầu của BT2: Tìm câu chủ đề phù hợp thay cho * trong mỗi đoạn văn sau: 

a. 4. Cây ổi quả ngọt giòn, vỏ xanh thẫm. Cây nhãn quả từng chùm, trông như những viên bị màu xám. Cây mít quả có gai, thế mà khi chín, hương bay ngào ngạt khắp vườn. Liêm thích nhất là cây dừa xiêm. Quả lớn, quả bé gối đầu lên nhau, ngủ ngoan giữa trưa hè.

Hương Ngọc Lan

b. Chim sâu lích rích trong vòm lá. Hoạ mi uống trọn giọt sương trong vắt để giọng hát trong trẻo, véo von. Chèo bẻo kêu loách choách. Chìa vôi vừa hót ríu rít vừa nhảy nhót, xoè đuôi bạc lắp loang nắng.

Thanh Vân

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn trải bàn, thực hiện yêu cầu BT.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

a. Mỗi loại cây trái trong vườn đều mang một màu sắc, một hương cị riêng.

b. Khu nhỏ bỗng rộn vang tiếng chim hót.

Hoạt động 3: Đặt câu nêu hoạt động, trạng thái.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện, biết cách sử dụng động từ.

- Vận dụng vào làm tập cũng như những câu hỏi liên quan đến bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT3: Viết đoạn văn từ 4 – 5 câu tả một loài hoa mà em thích, trong đoạn văn có câu chủ đề.

- GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT, có thể quan sát tranh, ảnh một vài loài hoa.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài làm trong nhóm, chỉnh sửa bài làm dựa vào nhận xét của bạn.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét đánh giá hoạt động của lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Xem lại kiến thức bài Luyện tập về câu chủ đề, hiểu, phân biệt và vận dụng được kiến thức.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 4: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.







- HS xác định yêu cầu BT.





















- HS làm bài vào VBT.

- HS chia sẻ kết quả.


- HS lắng nghe, tiếp thu.














- HS xác định yêu cầu BT.













- HS hoạt động nhóm.



- HS trả lời câu hỏi.


- HS lắng nghe, tiếp thu.










- HS xác định yêu cầu BT.



- HS làm bài vào VBT.


- HS hoạt động nhóm.


- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.


- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS lắng nghe, thực hiện.

 
  

=> Xem toàn bộ Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 6 bài 5 Hoa cúc áo, Giáo án word tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 6 bài 5 Hoa cúc áo, Tải giáo án trọn bộ tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều