Soạn giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nhiễm sắc thể là vật chất di truyền.

  • Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Mô tả được cách sắp xếp các gene trên nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại mỗi vị trí xác định gọi là locus.

  • Phân tích được sự vận động của nhiễm sắc thể (tự nhân đôi, phân li, tổ hợp, tái tổ hợp) trong nguyên phân, giảm phân và thụ tỉnh là cơ sở của sự vận động của gene được thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng nhiễm sắc thể.

  • Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. Từ đó, giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.

  • Phát biểu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể.

  • Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

  • Phân tích được tác hại của một số dạng đột biến nhiễm sắc thể đối với sinh vật. Trình bày được vai trò của đột biến nhiễm sắc thể trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

  • Phân tích được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thiện các nội dung được phân công.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:

    • Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi tóm tắt các ý chính đã được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide trước tổ, nhóm hoặc trước lớp).

    • Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với GV; đánh giá và tự đánh giá; biết phân công công việc giữa các thành viên một cách hợp lí khi hợp tác thông qua thảo luận tổ, nhóm.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 

    • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống liên quan đến nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền.

  • Đề xuất được phương pháp tạo giống cây trồng ăn quả không hạt bằng cách sử dụng loại tác nhân gây đột biến phù hợp.

Năng lực sinh học: 

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Trình bày được nhiễm sắc thể là vật chất di truyền.

    • Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Mô tả được cách sắp xếp các gene trên nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại mỗi vị trí xác định gọi là locus.

    • Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. Từ đó, giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.

    • Phát biểu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể.

    • Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Phân biệt được các dạng đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    • Phân tích được tác hại của một số dạng đột biến nhiễm sắc thể đối với sinh vật. Trình bày được vai trò của đột biến nhiễm sắc thể trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

    • Phân tích được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới: 

    • Phân tích được sự vận động của nhiễm sắc thể (tự nhân đôi, phân li, tổ hợp, tái tổ hợp) trong nguyên phân, giảm phân và thụ tỉnh là cơ sở của sự vận động của gene được thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng nhiễm sắc thể.

    • Trình bày được vai trò của đột biến nhiễm sắc thể trong tiến hoá, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 

    • Từ sơ đồ cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc, giao tử lệch bội, thể đa bội, đề xuất được cách sơ đồ hóa cơ chế phát sinh một số bệnh ở người.

    • Đề xuất biện pháp phòng trị các bệnh và hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST; tạo các giống cây trồng đa bội cho năng suất cao,...

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: biết bảo vệ môi trường sống tại nơi ở, trường học và thiên nhiên hoang dã để hạn chế các tác nhân gây tác động vào cấu trúc NST nhằm hạn chế các đột biến cấu trúc NST có thể gây ra các bệnh tật hiểm nghèo.

  • Nhân ái: có tấm lòng trắc ẩn, thương người, biết quan tâm giúp đỡ chia sẻ với những người không may bị mắc bệnh hiểm nghèo do biến đổi cấu trúc NST gây nên.

  • Chăm chỉ: rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiên trì vượt qua khó khăn.

  • Trung thực: rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các thầy cô.

  • Trách nhiệm: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; biết lắng nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau; có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân phòng tránh các bệnh do biến đổi cấu trúc NST gây nên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Hình 5.1 - 5.11 và các hình ảnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu, sưu tầm một số bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể và một số ứng dụng trong thực tiễn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập và có tâm thế, mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức trò chơi “Tìm điểm khác biệt”:

+ Xác định sự khác biệt giữa các bộ nhiễm sắc thể của những người mắc các bệnh, hội chứng với bộ nhiễm sắc thể của người bình thường.

+ Chỉ ra tên loại bệnh, hội chứng đó.

    

 Hình 1                                                  Hình 2

      

            Hình 3                                                 Hình 4

* NST của người bình thường: 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tham gia trò chơi.

- GV quản trò, quan sát quá trình HS tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS hoàn thành trò chơi.

Gợi ý trả lời: 

Hình 1 - Hội chứng Down, thừa 1 NST ở cặp số 21;

Hình 2 - Hội chứng Turner, mất 1 NST ở cặp NST giới tính;

Hình 3 - Hội chứng Patau, thừa 1 NST ở cặp số 13;

Hình 4 - Hội chứng Klinefelter, thừa 1 NST ở cặp NST giới tính;

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho các nhóm.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Ở người, những bất thường về nhiễm sắc thể gây ra một số hội chứng nguy hiểm như Down, Turner, Patau, Klinefelter,... Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những bất thường đó? Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể.

-------------------

………..Còn tiếp…………


=> Xem toàn bộ Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Sinh học 12 CTST Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến