Soạn giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Di truyền quần thể

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 12 Bài 13: Di truyền quần thể sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 13: DI TRUYỀN QUẦN THỂ

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học) và nêu được ví dụ minh họa.

  • Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.

  • Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).

  • Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

  • Giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng.

  • Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: Mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. 

  • Trình bày được định luật Hardy - Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.

  • Trình bày được ảnh hưởng của ngẫu phối phi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết, vấn đề thoái hóa giống trong sản xuất.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học:

    • Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học) và nêu được ví dụ minh họa.

    • Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.

    • Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).

    • Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

    • Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: Mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. 

    • Trình bày được định luật Hardy - Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.

    • Trình bày được ảnh hưởng của ngẫu phối phi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, tìm hiểu thế giới sống.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: thông qua việc tìm hiểu về hôn nhân cận huyết và những hệ lụy, HS hình thành lòng yêu thương, sẻ chia với những đồng bào có hoàn cảnh đặc biệt.

  • Chăm chỉ: thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

  • Trách nhiệm: thông qua việc tìm hiểu hôn nhân cận huyết và những hệ lụy, HS hình thành và củng cố trách nhiệm của mình đối với vấn đề hôn nhân của bản thân, của những người thân trong gia đình và của những người trong cộng đồng, địa phương và trong xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Hình 13.1/hình ảnh về di truyền quần thể và ứng dụng.

  • Video về hệ lụy của hôn nhân cận huyết: https://youtu.be/RxJpj04RadE

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về vấn đề hôn nhân cận huyết.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video: “Hệ lụy của hôn nhân cận huyết”, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Đoạn video đề cập đến vấn đề gì? Ở đâu?

  2. Những hậu quả nặng nề của vấn đề được đề cập trong đoạn video là gì?

  3. Vì sao pháp luật Việt Nam lại cấm những người có họ hàng gần (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: 

  1. Đoạn video đề cấp đến vấn đề hôn nhân cận huyết thống ở tỉnh Lào Cai.

  2. Hậu quả: đói nghèo, bệnh tật, tuổi thọ giảm, trẻ sinh ra chậm phát triển,…

  3. Vì hôn nhân cận huyết gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội: tăng tỉ lệ bệnh tật di truyền, đói nghèo, tăng các tệ nạn xã hội,…

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Vì sao kết hôn cận huyết lại gây ra những hậu quả nặng nề như vậy? Chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết? Vấn đề hôn nhân cận huyết chỉ là một trong số nhiều nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13. Di truyền quần thể.
-------------

……Còn tiếp……


=> Xem toàn bộ Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 13: Di truyền quần thể Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Sinh học 12 CTST Bài 13: Di truyền quần thể

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác