Soạn giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 12 Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 17: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ.

  • Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên).

  • Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.

  • Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ.

  • Phát biểu được khái niệm loài sinh học và giải thích được cơ chế hình thành loài.

  • Phát biểu được khái niệm tiến hoá lớn. Phân biệt được tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ.

  • Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá.

  • Làm được bài tập sưu tầm tài liệu về sự phát sinh và phát triển của sinh giới hoặc của loài người.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu, tìm hiểu về các nhân tố tiến hoá, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; tìm hiểu về tiến hoá lớn, quá trình phát sinh, phát triển của sự sống và loài người.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức về tiến hóa trong nghiên cứu và đời sống.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Nêu được khái niệm tiến hoá nhỏ và quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ.

    • Trình bày được các nhân tố tiến hoá (đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên).

    • Phát biểu được khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi.

    • Giải thích được các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    • Phát biểu được khái niệm loài sinh học và giải thích được cơ chế hình thành loài.

    • Phát biểu được khái niệm tiến hoá lớn. Phân biệt được tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ.

    • Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá.

    • Làm được bài tập sưu tầm tài liệu về sự phát sinh và phát triển của sinh giới hoặc của loài người.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Nhận biết được đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. Đặc điểm thích nghi có thể có lợi trong môi trường này nhưng lại trở thành có hại trong môi trường khác.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới và nguồn gốc của loài người. Ứng dụng hiểu biết về sự phát sinh, phát triển của sự sống nhằm bảo vệ môi trường và sự sống trên Trái Đất.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới.

  • Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

  • Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được thông qua các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

  • Sơ đồ minh họa các Hình 17.1 - 17.6, hình ảnh về cơ chế tiến hóa, cây phát sinh các chủng loại,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Loài bướm Biston betularia chỉ hoạt động về đêm, ban ngày đậu trên thân cây bạch dương. Năm 1848, ở Anh lần đầu tiên người ta phát hiện một con bướm đen. Từ năm 1848 đến 1900, ở nhiều vùng công nghiệp miền Nam nước Anh, có nhiều bụi than từ ống khói nhà máy phun ra bám vào thân cây, tỉ lệ bướm đen trong quần thể đã lên tới 85% và đến giữa thế kỉ XX đạt 98%.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ sau: 

1. Hãy vận dụng kiến thức đã học về quan niệm tiến hóa của Darwin để giải thích sự hóa đen của loài bướm ở khu công nghiệp nước Anh. 

2. Theo em, còn tồn tại những hạn chế nào trong quan niệm tiến hóa của Darwin?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: 

1. Trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị màu sắc, khi rừng cây bạch dương bị nhiễm bụi than đen, những con bướm đen không bị kẻ thù phát hiện, tiêu diệt nên chúng sống sót, sinh sản làm tăng số lượng cá thể. Qua thời gian quần thể bướm màu đen thay thế cho quần thể bướm trắng.

2. Darwin cho rằng, trong quá trình sinh sản hữu tính phát sinh nhiều biến dị cá thể là các biến dị vô hướng và di truyền được, chứng tỏ Darwin chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền, chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Charles Darwin đã chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài. Tuy nhiên, quan niệm của ông vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đã kế thừa và tiếp nối những thành tựu khoa học đó để giải thích rõ hơn về các cơ chế tiến hóa hình thành nên toàn bộ sinh giới. Bài học này sẽ giúp chúng ta làm rõ được các cơ chế đó, chúng ta cùng vào - Bài 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

-------------

……Còn tiếp……


=> Xem toàn bộ Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Sinh học 12 CTST Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác