Soạn giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 21: Quần thể sinh vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 12 Bài 21: Quần thể sinh vật sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 21: QUẦN THỂ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật (dưới góc độ sinh thái học). Lấy được ví dụ minh hoạ.

  • Phân tích được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

  • Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ chứng minh sự ổn định của quần thể phụ thuộc vào sự ổn định của các đặc trưng đó. 

  • Giải thích được cơ chế điều hoà mật độ của quần thể.

  • Phân biệt được các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật.

  • Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng quần thể.

  • Trình bày được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể.

  • Nêu được các đặc điểm tăng trưởng của quần thể người, phân tích được hậu quả của tăng trưởng dân số quá nhanh.

  • Giải thích được quần thể là một cấp độ tổ chức sống.

  • Phân tích được các ứng dụng hiểu biết về quần thể trong thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh vật.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật (dưới góc độ sinh thái học). Lấy được ví dụ minh hoạ.

    • Phân tích được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

    • Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ chứng minh sự ổn định của quần thể phụ thuộc vào sự ổn định của các đặc trưng đó. 

    • Giải thích được cơ chế điều hoà mật độ của quần thể.

    • Phân biệt được các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật.

    • Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng quần thể.

    • Trình bày được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể.

    • Nêu được các đặc điểm tăng trưởng của quần thể người, phân tích được hậu quả của tăng trưởng dân số quá nhanh.

    • Giải thích được quần thể là một cấp độ tổ chức sống.

    • Phân tích được các ứng dụng hiểu biết về quần thể trong thực tiễn.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vận dụng các đặc trưng cơ bản của quần thể vào chăn nuôi, trồng trọt, tác động của tăng dân số đối với phát triển kinh tế quốc gia,...

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

  • Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu đặc trưng của sinh thái học quần thể, HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình trong công tác dân số ở địa phương,...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

  • Hình 21.1 - 21.12; các hình ảnh về quần thể, quan hệ sinh thái trong quần thể,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo.

  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về quần thể và quan hệ sinh thái trong quần thể.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video “Sư tử săn mồi trâu rừng”, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Vì sao con sư tử đực trong đoạn video không săn được con trâu rừng nào?

  2. Điều gì xảy ra nếu số lượng sư tử trong đoạn video tăng lên?

  3. Từ video, hãy cho biết các cá thể sư tử/trâu rừng sống trong một đàn sẽ có những ưu thế hoặc bất lợi gì so với khi sống riêng lẻ một mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS các mối quan hệ giữa các cá thể trong loài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

  1. Vì con sư tử đã già yếu và săn mồi đơn độc một mình.

  2. Nếu số lượng sư tử tăng lên thì chúng có thể phối hợp săn trâu rừng một cách dễ dàng.

  3. Khi các cá thể sư tử/trâu rừng sống trong một đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau, sinh sản,... nhờ đó tăng khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. Tuy nhiên, khi sống thành bầy đàn có thể sẽ phát sinh xung đột, cạnh tranh về thức ăn, bạn đời,...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Khả năng hỗ trợ lẫn nhau hay cạnh tranh nhau về thức ăn, bạn đời,... đều là các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này, chúng ta cùng vào - Bài 21. Quần thể sinh vật.

-------------

……Còn tiếp……


=> Xem toàn bộ Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 21: Quần thể sinh vật Sinh học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Sinh học 12 CTST Bài 21: Quần thể sinh vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác