Soạn giáo án mĩ thuật 7 chân trời bản 2 bài 2: Tạo hình bình hoa
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo mới bài bài 2: Tạo hình bình hoa. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI !
KHỞI ĐỘNG
Em hãy kể tên các làng nghề gốm sứ truyền thống ở nước ta và nêu một số hiểu biết của em về làng nghề đó.
Làng gốm Chu Đậu – Hải Dương
- Gốm của làng nổi tiếng với nghệ thuật vẽ tay cũng như nhiều dòng men quý như lớp men ngọc, men nâu, men trắng…
- Phổ biến nhất là loại men trắng với họa tiết được điêu khắc hoặc đắp nổi.
- Là một trong những làng gốm xuất hiện sớm nhất cho đến nay.
Làng gốm Bát Tràng – Hà Nội
- Là làng gốm nằm bên cạnh sông Hồng có bề dày lịch sử và xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV.
- Trải qua thời gian Bát Tràng vẫn giữ được dòng men cổ và phương thức sản xuất gốm sứ thủ công.
- Các sản phẩm được đánh giá cao bởi sự tinh tế và tinh xảo.
Làng gốm Thổ Hà – Bắc Giang
- Nổi tiếng với những sản phẩm làm từ đất sét vàng, sét xanh, ít sạn và tạp chất dễ tạo hình.
- Nét đặc trưng của gốm Thổ Hà là không dùng men, sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao tự chảy men và thành sành.
- Gốm có màu đặc trưng, chất gốm dày dặn bền đẹp theo thời gian.
BÀI 2: TẠO HÌNH BÌNH HOA
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Quan sát và nhận thức
- Luyện tập và sáng tạo
- Vận dụng
- Quan sát và nhận thức
- Quan sát một số hình ảnh SGK trang 11 và cho biết:
+ Nêu các công dụng của bình hoa trong cuộc sống.
+ Liệt kê một số hình dáng của bình hoa.
+ Nêu các họa tiết có thể sử dụng để trang trí bình hoa.
- Bình hoa được sử dụng để cắm hoa, trang trí nhà cửa.
- Một số hình dạng: bình hình trụ, hình tròn loe miệng..
- Các họa tiết trang trí bình hoa: con vật, hoa lá…màu sắc bình thường tươi sáng để làm nổi bật hoa văn.
- Bình hoa được tạo ra từ nhiều chất liệu đa dạng như: sứ, thủy tinh, nhựa, gốm, đồng, kim loại…
Một số đặc trưng của nghệ thuật gốm qua các thời kì
- Thời Đinh – Tiền Lê: Chủ yếu là vật liệu xây dựng và trang trí kiến trúc, gạch trang trí hoa sen, hoa phượng.
- Sương gốm nặng.
- Thời Lí – Trần: Dòng men chủ yếu là men trắng, men xanh lục, men nâu và men trắng vẽ hoa nâu.
- Hoa văn trang trí phần lớn là hoa sen và cúc.
- Thời Đinh – Tiền Lê: Nổi tiếng với dòng hoa lam được vẽ với oxit coban.
- Hoa văn trang trí là hoa sen, cúc; sóng nước và chim cá.
- Thời Mạc: với dòng men nhiều màu, tam thái, ngũ thái.
- Hoa văn trang trí gồm hoa cúc, hoa sen, hoa phù dung, cúc dây, khóm cỏ, rong rêu, lá đề,…
- Thời Lê – Trịnh: Với các làng gốm nổi danh như Thổ Hà, Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Hiếu Lễ.
- Hoa văn trang trí là hoa sen, cúc…
- Thời Nguyễn: Men rạn trắng ngà và men trắng hoa lam thời kỳ này vẫn phát triển.
- Hoa văn trang trí chủ yếu là tứ quý.
Một số làng gốm truyền thống khác
- Là làng gốm của người Chăm và cổ nhất khu vực Đông Nam Á.
- Các hoa văn trên sản phẩm gốm được tạo hoàn toàn bằng tay.
- Sản phẩm gốm Trúc bàu có màu xương đất, màu không đồng đều; không sử dụng men phủ ngoài.
- Xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX do có nguồn nguyên liệu dồi dào.
- Chuyên sản xuất đồ gia dụng trong gia đình và đồ mĩ nghệ
- Làng gốm nay đã không còn nhưng với kĩ thuật gốm độc đáo, cái tên Lái Thiêu vẫn luôn tồn tại.
- Sự kết hợp các yếu tố tạo hình của điêu khắc trong sáng tạo kiểu dáng, kế thừa tinh hoa của gốm truyền thống với những tìm tòi trong màu men, vẽ trang trí,… đã tạo nên những sản phẩm gốm nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng của công chúng.
- Luyện tập và sáng tạo
Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:
Em hãy nêu các bước tạo dáng và trang trí bình hoa bằng đất nặn.
Các bước tạo dáng, trang trí bình hoa
Tạo dáng bình
Xác định phần trang trí
Trang trí
Hoàn thiện sản phẩm
Đề bài
Hãy sử dụng đất nặn tạo dáng một bình hoa trang trí trong không gian sinh hoạt hằng ngày. (Nếu không có đất nặn, có thể sử dụng đất sét, bột, giấy,…)
Tham khảo sản phẩm mĩ thuật
VẬN DỤNG
Tìm hiểu về nghệ thuật gốm Việt Nam qua từng thời kì
+ Gia đình em có sử dụng đồ gốm không?
+ Vai trò của đồ gốm trong cuộc sống hằng ngày là gì?
+ Nêu công dụng và giá trị của đồ gốm.
+ Sản phẩm mĩ thuật của em có thể trưng bày ở đâu?
- Đồ gốm đã trở thành một văn hóa trong đời sống của người Việt.
- Được ứng dụng với nhiều công dụng như đồ gia dụng, trang trí nhà cửa, không gian.
Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành bài tạo hình và trang trí
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Cùng vẽ động vật.
CẢM ƠN CÁC EM! HẸN CÁC EM VÀO TIẾT HỌC SAU!
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử Mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Mĩ thuật 7 CTST bài 2: Tạo hình bình hoa, bài giảng điện tử Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác