Soạn giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài Thực hành Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 Bài Thực hành Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 3:
QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA
CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
(1 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 3 – Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á.
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á để giải thích lịch sử qua bài tập vận dụng.
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 3 – Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
- Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
- Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 3 – Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, Ai hiểu biết hơn. HS vận dụng kiến thức đã học trong Chủ đề 3 để hoàn thành nhiệm vụ.
- Sản phẩm:
- HS nêu đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm.
- HS ghép đúng các thông tin cột A với cột B.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm tổng kết Bài 5 – Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi trắc nghiệm, HS xung phong nêu nhanh đáp án:
Câu 1. Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á?
- Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin.
- Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a).
- Pháp tấn công Đà Nẵng (Việt Nam).
- Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a.
Câu 2: Năm 1898 diễn ra sự kiện gì ở Đông Nam Á?
- Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin.
- Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
- Pháp xâm lược Việt Nam.
- Anh xâm lược xong Xin-ga-po.
Câu 3: Việc Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam gắn với sự kiện nào?
- Năm 1862, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Năm 1884, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo.
- Năm 1883, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng.
Câu 4: Một trong những lí do Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam là:
- Triều Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Thiến Chúa.
- Tây Ban Nha buộc Pháp xâm lược Việt Nam.
- Pháp đã xâm lược xong Lào.
- Triều Nguyễn đã kí hiệp ước buôn bái với Anh.
Câu 5: Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp?
- Xin-ga-po.
- In-đô-nê-xi-a.
- Ma-lai-xi-a.
- Xiêm.
Câu 6: Đứng trước mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân, Xiêm đã:
- Thực hiện chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng.
- Thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
- Tiến hành công cuộc cải cách.
- Tiến hành kháng chiến bảo vệ nền độc lập.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học trong Bài 5, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.
- GV mời đại diện HS xung phong nêu đáp án.
- GV mời các HS nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | A | B | A | D | C |
Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:
+ Trong thời gian 3 phút, 2 đội chơi ghép nhanh các thông tin về các đảng phái và tổ chức chính trị lãnh đạo nhân dân ở Đông Nam Á chống thực dân phương Tây ở cột B với tên quốc gia ở cột A sao cho phù hợp.
+ Đội nào ghép xong đúng nhất và nhanh nhất, đội đó là đội chiến thắng.
- GV trình chiếu đề bài:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phần chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 đội chơi đọc đáp án và nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
1 – C, E; 2 – G; 3 – A, C, D; 4 – C; 5 – B, C.
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chủ đề 3 – Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á.
- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1. Tóm tắt những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tóm tắt những nội dung kiến thức cơ bản đã được học trong Chủ đề 3 – Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á.
- Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động theo 4 nhóm, thảo luận và tóm tắt những nội dung kiến thức cơ bản đã được học Chủ đề 3 – Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á.
- Sản phẩm: Sơ đồ tư duy, bảng tóm tắt trên giấy A0, thiết kế trên PowerPoint, Mindmap, infographic,... về những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Tóm tắt những nội dung kiến thức cơ bản đã được học.
- GV hướng dẫn các nhóm trình bày nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy, bảng tóm tắt trên giấy A0, thiết kế trên PowerPoint, Mindmap, infographic,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm nêu nội dung những nội dung kiến thức cơ bản đã được học trong Chủ đề 3 dựa trên sản phẩm của nhóm đã thiết kế.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và trình chiếu cho HS tham khảo nội dung kiến thức cơ bản đã được học trong Chủ đề 3 dưới dạng Sơ đồ tư duy:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác