Soạn giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

(TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

BÀI 7: KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam; phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trong lịch sử Việt Nam.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
  • Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và các cuộc kháng chiến không thành công về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả. Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử.
  • Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  • Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam; có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi, thảo luận vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác hình ảnh, lược đồ để nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam; phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và các cuộc kháng chiến không thành công về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả. Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến xâm lược trong lịch sử.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  • Trách nhiệm: có trách nhiệm trong học tập được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
  • Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối với nội dung để vào bài, tạo hứng thú cho giờ dạy.
  3. Nội dung:

- GV nêu một số câu thơ trong bài Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và yêu cầu HS cho biết nội dung, ý nghĩa của câu thơ đó.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà em biết?

  1. Sản phẩm:

- Nội dung, ý nghĩa đoạn thơ trong bài Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

- Tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và đọc cho HS một số câu thơ trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những câu thơ dưới đây có ý nghĩa gì?

“Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tích thích lớn phải tiêu vong”.

 

 

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà em biết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Trong Bình Ngô đại cáo, thay lời chủ tướng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập cùng truyền thống lịch sử và văn hiến lâu đời của nước nhà, đồng thời dẫn ra những thất bại của thế lực ngoại xâm trước các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

+ Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam: kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981, 1075 - 1077), kháng chiến chống Mông Cổ (1258), kháng chiến chống quân Nguyên (1285, 1287 – 1288), kháng chiến chống quân Xiêm (1785), kháng chiến chống quân Thanh (1789).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 7 – Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vị trí địa chiến lược của Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Tư liệu, Hình 1 SGK tr.42 và trả lời câu hỏi: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí địa chiến lược của Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vị trí địa chiến lược của Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm khai thác Tư liệu, Hình 1 SGK tr.42 và trả lời câu hỏi: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vị trí chiến lược của Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Lãnh thổ Việt Nam là:

+ Đối tượng nhòm ngó, can thiệp, xâm lược của các thế lực bên ngoài.

+ Địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

a. Vị trí địa chiến lược của Việt Nam

- Việt Nam nằm ở Đông Nam Á – một khu vực có vị trí đặc biệt:

+ Là ngã tư giữa lục địa Á – Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

+ Nằm trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời, quan trọng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

- Vị trí của Việt Nam liên quan đến Trung Quốc, Biển Đông, Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo:

+ Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông.

+ Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.

+ Là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á (phía Bắc).

+ Là “cửa ngõ” tiến vào bán đảo Trung - Ấn (phía Đông), Trung Quốc (phía Nam).

 

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 11 cánh diều, Giáo án word Lịch sử 11 cánh diều Bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU