Soạn giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV) - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 9: CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ

(CUỐI THẾ KỈ XIV, ĐẦU THẾ KỈ XV)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc tìm hiểu, phân loại sử liệu, tạo sơ đồ tư duy,… về các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi, thảo luận nhóm về nội dung bài học – Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (Cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV).

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác hình ảnh, lược đồ và đọc thông tin tư liệu để trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước: có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.
  • Chăm chỉ: tự giác tích cực tham gia các hoạt động để thể hiện nhiệm vụ học tập.
  • Có ý thức trân trọng những giá trị tốt đẹp mà thế hệ đi trước đã để lại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
  • Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (Cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ - tìm hiểu một số nhân vật và sự kiện nổi bật liên quan đến cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về Hồ Quý Ly và Cửa Nam của thành Tây Đô, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

  1. Sản phẩm:

- Đáp án trò chơi Đuổi hình bắt chữ.

- Câu trả lời của HS về một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ - tìm hiểu một số nhân vật và sự kiện nổi bật liên quan đến cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, quan sát hình ảnh và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS xung phong trả lời nhanh câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hình 1. Hồ Quý Ly.

Hình 2. Thành Nhà Hồ.

Hình 3. Tiền giấy.

Hình 4. Thuyền chiến cổ lâu.

Hình 5: Thần cơ sang pháo.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình ảnh về Hồ Quý Ly và Cửa Nam của thành Tây Đô:

  

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết về Hồ Quý Ly và những cải cách của ông dưới Triều Hồ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

 Hồ Quý Ly và cải cách của ông dưới Triều Hồ:

+ Là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam – nhà nước có ý nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”.

+ Là nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam:

  • Người khai sinh ra tiền giấy đầu tiên ở Việt Nam.
  • Xây dựng hệ thống phòng tuyến trên mặt đất, tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia.

+ Là nhân vật gây tranh cãi với những luồng ý kiến khen chê khác nhau. Các sử gia hiện đại đánh giá ông là người có đầu óc mạnh dạn, muốn xoay chuyển thời thế, nhưng phạm nhiều sai lầm chính trị, mất lòng dân dẫn đến hoạ mất nước.

→ Hồ Quý Ly để lại bài học cho lịch sử nhiều hơn là cái ông làm cho lịch sử.

+ Ngày 26/6/2011, Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thành Tây Đô (Thanh Hóa) là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn ở Việt Nam được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỉ XIV. Đây là một thành tựu cải cách nổi bật của ông nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn tiến hành cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. Để nắm rõ hơn về những nội dung này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (Cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được bối cảnh lịch sử của cải cách Hồ Quý Ly và Triều Hồ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác mục Góc mở rộng, thông tin mục 1 SGK tr.62, 63 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách Hồ Quý Ly và Triều Hồ ở cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Triều Hồ và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.62, 63 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách Hồ Quý Ly và Triều Hồ ở cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV.

- GV cung cấp cho HS tư liệu, video về bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách (Đính kèm phía dưới hoạt động 1).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Góc mở rộng, giới thiệu them cho HS về nhân vật Hồ Quý Ly:

+ Hồ Quý Ly quê gốc ở Nghệ An, tổ bốn đời của ông dời ra Thanh Hóa, làm con nuôi con Huấn đạo Lê Huấn. Ông có quan hệ họ hàng khăng khít với các vua Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông.

 

+ Hồ Quý Ly làm quan cho nhà Trần 28 năm, đến năm 1400 thì ép vua Trần Thiếu Đế phải nhường ngôi cho mình, lập ra Triều Hồ (1400 – 1407), đặt tên nước là Đại Ngu (Niềm vui lớn). Triều Hồ chỉ tồn tại 7 năm với hai đời vua Hồ Quý Ly (1400) và Hồ Hán Thương (1400 – 1407).  

- GV căn cứ vào tình hình thực tế của lớp học, mở rộng kiến thức, so sánh và nhận xét giữa nhân vật Hồ Quý Ly và Trần Thủ Độ (Đính kèm phía dưới hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhà Trần lâm vào khủng hoảng và ngày càng suy yếu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Bối cảnh lịch sử

- Về chính trị:

+ Từ năm 1358, triều Trần khủng hoảng, suy yếu:

·        Vua Trần Dụ Tông  ăn chơi, hưởng lạc, triều chính bị gian thần lũng đoạn, không quan tâm việc nước.

·        Tầng lớp quý tộc suy thoái, không giữ kỉ cương, phép nước.

+ Ở phía nam, nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt.

+ Ở phía bắc, nhà Minh yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa.,...

- Về kinh tế: từ những năm 40 của thế kỉ XIV:

+ Hạn hán, bão, lụt, vỡ đê.....

+ Mất mùa, đói kém.

+ Làng xã xuất hiện tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất và dân đinh.

+ Quý tộc, quan lại, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn.

- Về xã hội: từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền.

→ Hồ Quý Ly- một đại thần của triều Trần đã đề xuất, tiến hành những cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực.

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 9 Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV), Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 11 cánh diều, Giáo án word Lịch sử 11 cánh diều Bài 9 Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU