Soạn giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(3 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do sang cạnh tranh độc quyền.
- Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại; Nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua việc nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa hiện đại; nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vận dụng những hiểu biết về lịch sử của chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua việc trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản; trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Phẩm chất
- Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
- Tư liệu, lược đồ, tranh, ảnh, đoạn phim, video (nếu có) có liên quan đến bài học Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: GV cho HS hoàn thành phiếu KWLH.
- Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu KWLH.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu KWLH theo mẫu sau:
Know? | What? | Learn? | How? |
Em đã biế gì về sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản? | Em có mong muốn và đề xuất gì khi học về sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản? | Em đã học thêm được những gì sau khi học xong bài này? | Em có thể vận dụng những kiến thức nào của bài vào thực tiễn? |
……………………. | ……………………. | …………………… | …………………. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành phiếu mục K, W.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả Phiếu học tập theo mẫu (mục K, W).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá phần Phiếu học tập của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 - Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Mục tiêu: HS trình bày được sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục 1 và mục Góc mở rộng SGK tr.13, 14 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục 1 và mục Góc mở rộng SGK tr.13, 14 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. - GV yêu cầu HS tìm ra những từ khóa liên quan đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ: cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức, một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu, thắng lợi. - GV hướng dẫn HS khai thác mục Góc mở rộng: giai đoạn 1861 – 1865 có khoảng 4 triệu nô lệ của Mỹ được giải phóng. Sự kiện này chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ, mở ra con đường phát triển tư bản chủ nghĩa ở Mỹ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc mục Góc mở rộng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ - Những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX: các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: + Đấu tranh thống nhất đất ở I-ta-li-a (1859 – 1870). + Cải cách nông nô ở Nga (1861). + …. → Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. - Nửa sau thế kỉ XIX: giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. → Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2a, Bảng 1, Bảng 2, mục Góc mở rộng, thông tin trong mục 2a SGK tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình các nước đế quốc phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa. Thuộc địa có vai trò như thế nào đối với các nước đế quốc?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2, 3, Bảng 1, Bảng 2, mục Góc mở rộng, thông tin trong mục 2a SGK tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình các nước đế quốc phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa. Thuộc địa có vai trò như thế nào đối với các nước đế quốc? - GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu: + Hình 2: Dựa vào màu sắc, chỉ ra trên lược đồ các thuộc địa của các đế quốc khác nhau, những nước nào đã tiến hành xâm lược các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh. + Bảng 2: So sánh thuộc địa của các nước đế quốc. + Hình 3, mục Góc mở rộng: tham vọng của nước Anh trong cuộc xâm chiếm thuộc địa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về quá các nước đế quốc phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa, vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. + Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mở rộng quyền lực, tầm ảnh hưởng bằng câm lược thuộc địa. + Thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt: là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công; thị trường đầu tư, tiêu thụ hàng hóa, đem lại lợi nhuận khổng lồ; cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc). + Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa - Ở châu Á: cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở châu Á. + Ấn Độ: bị thực dân Anh xâm lược. → Nước thuộc địa. + Trung Quốc: bị các nước đế quốc xâu xé. → Nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. + Đông Nam Á: phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. - Ở châu Phi: + Nửa đầu thế kỉ XIX: các nước tư bản phương Tây đặt thương điếm ở ven biển. + Nửa sau thế kỉ XIX: thực dân phương Tây xâu xé châu Phi. + Đầu thế kỉ XX: các nước đế quốc cơ bản hoàn thành việc phân chia thuộc địa ở châu Phi. - Khu vực Mỹ La-tinh: + Thế kỉ XVI, XVII: thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ La-tinh. + Đầu thế kỉ XIX: các nước Mỹ La-tinh giành được độc lập.
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, đọc thông tin mục 2b SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, đọc thông tin mục 2b SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. - GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh có liên quan đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: Một con phố ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV mở rộng: Sau khi cách mạng tư sản thành công ở nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ với những hình thức khác nhau, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh, lan rộng ra nhiều nước khác, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, những tiến bộ về khoa học kĩ thuật ở các nước khác nhau dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: + Các nước khu vực Mỹ La-tinh: đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. + Châu Á, Nhật Bản, Xiêm: đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. - Chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới. → Hình thành các tổ chức lũng đoạn, xuất khẩu tư bản ra nước ngoài. |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Tư liệu, Hình 4, thông tin trong mục 2c SGK tr.16, 17 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 11 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều