Soạn giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.
  • Có ý thức trân trọng giá trị của các cuộc cải cách trong lịch sử dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc tìm hiểu, phân loại sử liệu, tạo sơ đồ tư duy,… về các chính sách cải cách của Lê Thánh Tông.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi, thảo luận nhóm về nội dung bài học – Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV).

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác hình ảnh, lược đồ và đọc thông tin tư liệu để trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung của cuộc cải cách Minh Mạng.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc trình bày được kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Minh Mạng.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Có ý thức trân trọng những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước đã để lại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
  • Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, HS tìm hiểu và trả lời tên, tôn hiệu các chúa, vua thời Nguyễn.
  4. Sản phẩm: Các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề về tên, tôn hiệu các chúa, vua thời Nguyễn.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV đặt câu hỏi về nhân vật lịch sử “vua Minh Mạng” (theo kĩ thuật Kipling).

+ HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu tên, tôn hiệu các chúa, vua thời Nguyễn.

- GV lần lượt đọc các gợi ý ô chữ cho HS:

+ Ô số 1 (8 chữ cái): Tôn hiệu của Nguyễn Hoàng, vị chúa đầu tiên vượt sông Gianh vào khai phá đất phương Nam.

+ Ô số 2 (7 chữ cái): Tôn hiệu của Nguyễn Phúc Nguyên, vị chúa đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc, cho dời dinh vào huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Ô số 3 (7 chữ cái): Tôn hiệu của Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa đầu tiên xưng vương tách biệt với Đàng Ngoài và xem Đàn Trong như một nước độc lập.

+ Ô số 4 (8 chữ cái): Tôn hiệu của Nguyễn Phúc Thuần, vị chúa cuối cùng của nhà Nguyễn, lên ngôi năm 12 tuổi.

+ Ô số 5 (7 chữ cái): Vua sáng lập Triều Nguyễn.

+ Ô số 6 ( 8 chữ cái): Vua Triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách lớn trong lịch sử.  + Ô chữ chủ (13 chữ cái): Tên gọi nước ta thời vua Gia Long và Minh Mạng.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tập của bản thân, tìm ra các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt HS đọc đáp án các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

1

C

H

Ú

A

T

I

Ê

N

2

 

C

H

Ú

A

S

Ã

I

3

 

V

Ũ

V

Ư

Ơ

N

G

4

C

H

Ú

A

Đ

N

H

5

 

G

I

A

L

O

N

G

6

M

I

N

H

M

N

G

Ô chữ chủ: VIỆT NAM – MINH MẠNG

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vua Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn. Trong 21 năm trị vì (1820 – 1841), nhà vua đã có công thống nhất quản lí đất nước về mặt nhà nước, ban hành nhiều quy định, chế đội nằm củng cố thể chế quân chủ chuyên chế. Vậy vua Minh Mạng đã có những cải cách và đóng góp gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 1, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1 SGK tr.72 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về nhân vật vua Minh Mạng, kết hợp khai thác Hình 1 SGK tr.72, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thông tin mục 1 SGK tr.72 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.

- GV hướng dẫn HS tìm ra những từ khóa liên quan đến bối cảnh của cuộc cải cách Minh Mạng: bộ máy chính quyền thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung; quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế; an ninh – xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn,…

- GV tổ chức cho HS khai thác thông tin mục Góc mở rộng và giới thiệu thêm:

+ Tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, sinh năm 1791, trị vì từ năm 1820 đến khi mất năm 1841, con trai thứ tư của vua Gia Long, hoàng đế thứ hai của Triều Nguyễn.

+ Năm 1820, ông lên ngôi, trị vì trong 21 năm (1820 – 1841). Ông siêng năng, luôn

 

thức khuya dậy sớm để xem xét công việc, thắp đèn đọc sớ chương ở các nơi gửi về đến trống canh ba mới nghỉ.

+ Minh Mạng được xem là một vị vua năng động, đa tài, quyết đoán, tinh thông Nho học, hiểu biết, coi trọng học vấn và là nhà chính trị, quân sự tài ba.

+ Rất nhiều cải cách từ nội trị đến ngoại giao đã được ông thực thi cho đất nước. Giai đoạn ông trị vì là thời kì thịnh trị nhất lịch sử chế độ quân chủ nhà Nguyễn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách Minh Mạng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sau khi lên ngôi, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, trong 21 năm cầm quyền (1820 – 1841), vua Minh Mạng đã giải quyết triệt để những yêu cầu khách quan, từng bước tiến hành chính sách cải cách lớn. Những cải cách của Minh Mạng đã đưa đến sự thay đổi đối với hệ thống hành chính quốc gia.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Bối cảnh lịch sử

- Những năm đầu nhà Nguyễn thành lập:

+ Bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp một số biện pháp tạm thời.

+ Triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh, 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

·        Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành.

·        Quản lí 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành.

·        Đứng đầu Bắc Thanh, Gia Định Thành là Tổng trấn.

- Bộ máy chính quyền thời Gia Long, những năm đầu thời Minh Mạng: thiếu sự thống nhất, đồng bộ, tập trung.

+ Quyền lực nhà vua, triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn.

+ An ninh – xã hội ở các địa phương bất ổn.

→ Nhằm xây dựng hệ thống chính quyền quy củ, hiệu quả hơn, Minh Mạng từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX), Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 11 cánh diều, Giáo án word Lịch sử 11 cánh diều Bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU