Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 4: An sinh xã hội
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 4: An sinh xã hội sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: AN SINH XÃ HỘI
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.
Giải thích được sự cần thiết của an sinh xã hội.
Gọi tên được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản.
Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến an sinh xã hội.
Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và lấy dẫn chứng minh họa sự cần thiết của an sinh xã hội; Tham gia các hoạt động tuyên truyền, động viên mọi người tham gia các chính sách an sinh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc thực hiện trách nhiệm công dân về các chính sách an sinh xã hội; hướng dẫn và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS xem hình ảnh, trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.33 về các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta trong những hình ảnh đã cho.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.33 và thực hiện nhiệm vụ:
Các hình ảnh trên gợi cho em về chính sách an ninh xã hội nào của Nhà nước ta? Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về chính sách đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Các hình ảnh trên gợi cho em về chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước ta.
+ Chia sẻ hiểu biết về chính sách:
Khái niệm: Chính sách trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế trong cuộc sống mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo được.
Một số hình thức của chính sách: trợ cấp xã hội; dịch vụ hỗ trợ xã hội; chương trình đào tạo và phát triển kĩ năng; chính sách việc làm; hỗ trợ nhà ở;...
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: An sinh xã hội luôn là một chính sách quan trọng và là vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các chính sách an sinh xã hội góp phần đảm bảo những quyền lợi cơ bản nhất của con người, xoá dần sự bất bình đẳng, đảm bảo ổn định, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4: An sinh xã hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm, tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội cơ bản.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK tr.34 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV đưa ra kết luận về khái niệm, tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội cơ bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội cơ bản theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc Thông tin trong SGK tr.34 để thực hiện nhiệm vụ: + Em hãy cho biết an sinh xã hội là gì. + Hãy nêu tên, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội cơ bản. - GV trình chiếu cho HS xem video về an sinh xã hội: + Video về các hoạt động an sinh xã hội “Ngày vì người nghèo” ở Sơn La: https://www.youtube.com/watch?v=06id9oLmprY + Video về công tác dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh: https://www.youtube.com/watch?v=QLJxjB8rKHQ (0:50 – 5:20) - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về khái niệm, tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội cơ bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó thảo luận để trả lời câu hỏi. (đính kèm phía dưới Hoạt động) - HS rút ra kết luận về khái niệm, tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội cơ bản theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV mời HS nêu khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tìm hiểu khái niệm, tên gọi, đặc điểm và ý nghĩa của các chính sách an sinh xã hội - Khái niệm An sinh xã hội: + Là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện. + Nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội. - Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm các chính sách cơ bản sau: + Chính sách hỗ trợ việc làm; + Chính sách về bảo hiểm; + Chính sách trợ giúp xã hội; + Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản. | |||||||||||||||
TÊN GỌI, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CƠ BẢN
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự cần thiết của an sinh xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được sự cần thiết của an sinh xã hội.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.35 để trả lời các câu hỏi.
- GV đưa ra kết luận về sự cần thiết của an sinh xã hội.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự cần thiết của an sinh xã hội theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin trong SGK tr.35 để thực hiện nhiệm vụ: Qua những thông tin trên, em hãy giải thích sự cần thiết của các chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay. - GV trình chiếu một số hình ảnh/ video để HS biết thêm về một số loại hình bảo hiểm. (đính kèm phía dưới Hoạt động) - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự cần thiết của an sinh xã hội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - HS đưa ra kết luận về sự cần thiết của an sinh xã hội theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS nêu sự cần thiết của an sinh xã hội. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Sự cần thiết của an sinh xã hội. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu về sự cần thiết của an sinh xã hội An sinh xã hội giúp giảm mức độ đói nghèo, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội. | ||||
HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Video về quá trình xây dựng BHXH tỉnh Sơn La: https://www.youtube.com/watch?v=HuS_r4HWYG4 (0:00 – 3:01) Video về việc Việt Nam không ngừng hoàn thiện chính sách an sinh xã hội: |
Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của an sinh xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của an sinh xã hội.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.36,37 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV đưa ra kết luận về vai trò của an sinh xã hội.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của an sinh xã hội theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
=> Xem toàn bộ Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án bài 4: An sinh xã hội Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 4: An sinh xã hội
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác