Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 16: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế.
Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
Năng lực đặc thù:
Điều chỉnh hành vi:Ủng hộ những hành vi phù hợp với các nguyên tắc của các nước và các doanh nhân; phê phán những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của WTO và hợp đồng thương mại quốc tế.
Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và tham gia tuyên truyền về nội dung cơ bản của các nguyên tắc, cổ vũ, ủng hộ các tổ chức, cá nhân thực hiệ đúng, chính xác các nguyên tắc trong các hoạt động thương mại quốc tế.
3. Phẩm chất:
Có trách nhiệm trong việc tham gia cổ vũ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm, đầy đủ các nguyên tắc của WTO và hợp đồng thương mại quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.125 về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.125 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết Việt Nam gia nhập WTO năm nào. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO.
- GV yêu cầu HS xem đoạn video clip dưới đây để hiểu rõ hơn về lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO.
https://www.youtube.com/watch?v=Jx65ijP3i6w
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Ngày 07/11/2016, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Sau đó, kể từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
+ Những lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO là:
Góp phần đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực quản lí nhà nước.
Đến năm 2020 Việt nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện.
Có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.
Kinh tế có khởi sắc lớn, kim ngạch xuất khẩu nhảy vọt, trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, ngành nông nghiệp tăng trưởng theo hướng hiện đại và nâng cao giá trị.
Đội ngũ doanh nghiệp tăng và có chất lượng, có thêm nhiều tỉ phú USD.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tổ chức WTO được thành lập ngày 01-01-1995 có trụ sở tại Giơnevơ (Thuỵ Sỹ) với trên 160 nước thành viên, có chức năng quản lí việc thực hiện các hiệp định thương mại của WTO, tạo khuôn khổ thể chế cho các vòng đàm phán thương mại, giải quyết tranh chấp, giám sát các chính sách thương mại của các nước thành viên, hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác,… với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế.
----------------
………Còn tiếp……….
=> Xem toàn bộ Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 16: Các nguyên tắc cơ bản của
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác