Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 3: Bảo hiểm
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 3: Bảo hiểm sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI
BÀI 3: BẢO HIỂM
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm và vai trò của bảo hiểm.
Giải thích được sự cần thiết của bảo hiểm.
Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm.
Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến bảo hiểm.
Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và lấy dẫn chứng minh họa sự cần thiết của bảo hiểm; Tham gia các hoạt động tuyên truyền, động viên mọi người tham gia bảo hiểm theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc thực hiện trách nhiệm công dân về bảo hiểm; hướng dẫn và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.27 về một số loại hình bảo hiểm em biết.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các loại hình bảo hiểm phổ biến và lợi ích của nó.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.27 và thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy kể về một số loại hình bảo hiểm mà bản thân em hoặc gia đình đã, đang tham gia và lợi ích từ việc tham gia đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
Loại hình bảo hiểm | Lợi ích |
Bảo hiểm y tế | - Chăm sóc sức khỏe toàn diện. - Tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng. |
Bảo hiểm xã hội | - Cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người lao động khi về hưu. - Hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. |
Bảo hiểm nhân thọ | - Cung cấp khoản tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người tham gia qua đời. - Tích lũy tài chính cho các mục tiêu dài hạn. |
Bảo hiểm tài sản | - Bảo vệ tài sản của người tham gia trước những rủi ro. - Khôi phục hoặc thay thế tài sản bị hư hỏng hoặc mất mát. |
Bảo hiểm thất nghiệp | Trợ cấp thất nghiệp, giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. |
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bảo hiểm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Do đó, bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển như một đòi hỏi khách quan nhằm san sẻ rủi ro, giảm thiểu tổn thất giúp chúng ta vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 3: Bảo hiểm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm bảo hiểm.
- Giải thích được sự cần thiết của bảo hiểm.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp SGK tr.27-29 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV đưa ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc Thông tin, trường hợp và mục Em có biết trong SGK tr.29 để thực hiện nhiệm vụ: + Qua trường hợp trên, em hãy cho biết doanh nghiệp Y đã thực hiện đúng hay chưa đúng trách nhiệm tham gia các loại hình bảo hiểm. Vì sao? + Nếu xảy ra sự cố cháy, nổ thì doanh nghiệp Y có được công ty bảo hiểm hỗ trợ khắc phục không? Vì sao? - GV trình chiếu cho HS xem video để có cái nhìn khái quát về bảo hiểm. https://www.youtube.com/watch?v=tB923tWYiQo - GV yêu cầu HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: + Bảo hiểm là gì? + Em hãy giải thích sự cần thiết của bảo hiểm đối với con người. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó thảo luận để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Trả lời câu hỏi trường hợp SGK tr.29: * Doanh nghiệp Y đã: + Thực hiện đúng khi tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. + Thực hiện chưa đúng trách nhiệm của doanh nghiệp khi chưa tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Vì: theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6-9-2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì Doanh nghiệp Y bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ. * Nếu xảy ra sự cố cháy, nổ thì Doanh nghiệp Y không được công ty bảo hiểm hỗ trợ khắc phục vì không tham gia bảo hiểm về cháy, nổ. - GV mời HS nêu khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm - Khái niệm: Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm. - Sự cần thiết của bảo hiểm: Người tham gia được bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số loại hình bảo hiểm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liệt kê được một số loại hình bảo hiểm.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.27-28 để trả lời các câu hỏi.
- GV đưa ra kết luận về một số loại hình bảo hiểm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số loại hình bảo hiểm theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin trong SGK tr.27-28 để thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào các nội dung trên, em hãy vẽ sơ đồ về các loại hình bảo hiểm thường có ở Việt nam hiện nay. - GV trình chiếu một số hình ảnh/ video để HS biết thêm về một số loại hình bảo hiểm. (đính kèm phía dưới Hoạt động) - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về một số loại hình bảo hiểm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - HS đưa ra kết luận về một số loại hình bảo hiểm theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày sơ đồ về các loại hình bảo hiểm. (đính kèm phía dưới Hoạt động) - GV mời HS nêu một số loại hình bảo hiểm. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Một số loại hình bảo hiểm. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu một số loại hình bảo hiểm Một số loại hình bảo hiểm là: - Bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm thất nghiệp. - Bảo hiểm y tế. - Bảo hiểm thương mại. |
HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm tài sản Video về các loại hình bảo hiểm: https://www.youtube.com/watch?v=QpMRRDytTRU (0:08 – 1:20) Video về bảo hiểm xã hội: https://www.youtube.com/watch?v=V6URgYzQY-0
SƠ ĐỒ VỀ CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM THƯỜNG CÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY |
Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của bảo hiểm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của bảo hiểm.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.29-31 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV đưa ra kết luận về vai trò của bảo hiểm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của bảo hiểm theo chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
=> Xem toàn bộ Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án bài 3: Bảo hiểm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 3: Bảo hiểm
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác