Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 15: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
(6 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.
Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.
Năng lực đặc thù:
Điều chỉnh hành vi:Đồng tình, ủng hộ những hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia; phê phán những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
3. Phẩm chất:
Có trách nhiệm trong việc đánh giá hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.111 về công ước quốc tế liên quan đến lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS xem đoạn video clip dưới đây:
https://www.facebook.com/watch/?v=2352203471708310
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.111 và thực hiện nhiệm vụ: Các quốc gia trên thế giới hiện nay khi có tranh chấp với quốc gia khác về lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của mình thường dựa vào quy định của pháp luật quốc tế để thương lượng với nhau. Em hãy nêu tên và chia sẻ những hiểu biết của mình về công ước quốc tế quan trọng nhất liên quan đến các lĩnh vực này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video clip và vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Công ước quốc tế quan trọng nhất liên quan đến việc tranh chấp về lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia giữa các nước là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
+ Công ước này quy định rõ ràng và cụ thể chủ quyền của quốc gia trên biển và cơ chế giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Công ước quy định trước khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước phải thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác. Sau đó nếu không đạt được một giải pháp bằng phương pháp hòa bình mới áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan tài phán theo quy định của Công ước (điều 281 và 283).
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong đời sống quốc tế hiện đại, vai trò của pháp luật quốc tế ngày càng quan trọng và phạm vi ảnh hưởng của nó ngày càng mở rộng hơn. Số các quốc gia tham gia kí kết, gia nhập, phê chuẩn và nội luật hoá các điều ước quốc tế về dân cư, về biên giới lãnh thổ, về luật biển,… không ngừng tăng lên theo thời gian giúp cho cơ sở pháp lí về quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến những lĩnh vực này ngày càng vững chắc hơn. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
----------------
………Còn tiếp……….
=> Xem toàn bộ Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án bài 15: Công pháp quốc tế về dân Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 15: Công pháp quốc tế về dân
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác