Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 12 bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BÀI 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

(5 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.

  • Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- Đọc yêu cầu trong SGK và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của sự thay đổi tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 – 2020.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: 

Em hãy quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 – 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Biểu đồ 1. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

(Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2016, 2018, 2020, 

NXB Thống kê)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Từ biểu đồ, ta thấy tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng giảm, từ 9,2% xuống 4,8%.

+ Ý nghĩa:

  • Chính sách và các biện pháp kinh tế và xã hội đã hiệu quả trong việc cải thiện điều kiện sống cho người dân.

  • Nền kinh tế đang phát triển, chính sách xã hội đạt hiệu quả.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ được dùng trong hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế được sử dụng để đánh giá thành tựu kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia không chỉ quan tâm thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng đến các tiêu chí đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu để xác định sự tăng trưởng kinh tế.

- Nêu được vai trò của tăng trưởng kinh tế.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, bảng, biểu đồ trong SGK tr.7-10 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát Biểu đồ 2 trong SGK tr.7 để trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin?

Biểu đồ 2. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022

(Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 

các năm 2016, 2018, 2020, NXB Thống kê) 

* Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát Bảng 1 trong SGK tr.8 để trả lời câu hỏi:

Từ bảng số liệu, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người.

Bảng 1. Chỉ tiêu GDP, GDP/người năm 2022 của Trung Quốc và Singapore

Tên quốc gia

GDP

GDP/người

Trung Quốc

17,96 nghìn tỉ

12.720

Singapore

466,8 tỉ

82.808

(Theo Ngân hàng Thế giới)

* Tổng thu nhập quốc dân (GNI):

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát Bảng 2 trong SGK tr.8 để trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy so sánh GDP và GNI của Việt Nam trong từng năm 2021, 2022 và nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu tăng trưởng này.

2/ Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 so với năm 2021?

Bảng 2. Chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam 

2021 – 2022

Chỉ tiêu

Năm 2021

Năm
2022

GDP

366,14 tỉ

408,8 tỉ

GNI

347,4 tỉ

388,9 tỉ

(Theo Ngân hàng Thế giới)

* Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người):

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát Bảng 2 trong SGK tr.9 để trả lời câu hỏi:

Từ bảng số liệu, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người.

Bảng 3. Chỉ tiêu GNI, GNI/người năm 2022 của Việt Nam – Trung Quốc – Singapore

Tên nước

GNI

GNI/người

Việt Nam

388,9 tỉ

4.010

Trung Quốc

17,77 nghìn tỉ

12.850

Singapore

391,65 tỉ

67.200

(Theo Ngân hàng Thế giới)

* Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:

- GV trình chiếu cho HS xem một số video để hiểu thêm về tình hình kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023: 

+ Video kinh tế Việt Nam 2023:

https://www.youtube.com/watch?v=DvproS8nvRw

+ Video tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023:

https://www.youtube.com/watch?v=FjrO6zXT8Ng&t=31s

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

+ Trình bày các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

+ Chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta nhìn chung tăng trưởng nhanh (năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước). 

+ Tuy nhiên, giảm nhẹ vào năm 2021 (năm 2021 là 2,87% giảm xuống 2,56% vào năm 2021).

* Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người:

+ Chỉ tiêu GDP là bình quân đầu người liên quan đến tổng giá trị sản phẩm hằng năm trên tổng số dân cư.

+ Chỉ số GDP/người là thước đo mức sống người dân của một quốc gia vì nó chỉ ra khối lượng sản phẩm hằng năm mà bình quân một người dân có thể có.

* Tổng thu nhập quốc dân (GNI):

1/ Chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022 đều tăng.

® Ý nghĩa: GDP và GNI tăng chứng tỏ mức thu nhập của nền kinh tế Việt Nam đạt ở mức ổn định trong một thời gian nhất định.

2/ Năm 2022 tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn so với năm 2021.

* Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người):

+ GNI là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.

+ GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.

- GV mời HS nêu khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tăng trưởng kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.

- Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người).

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Nhiệm vụ 2: Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu nội dung Thông tin SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy chỉ ra vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong những thông tin trên.

2/ Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng kinh tế.

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Trình bày vai trò của tăng trưởng kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của tăng trưởng kinh tế theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong thông tin:

+ Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh.

+ Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường.

+ Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

* Chứng minh vai trò của tăng trưởng kinh tế ở địa phương em. (đính kèm phía dưới Hoạt động)

- GV mời HS nêu vai trò của tăng trưởng kinh tế.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Vai trò của tăng trưởng kinh tế

- Là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu.

- Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa,... 

- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

- Là tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

→ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

CHỨNG MINH VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG 

KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG EM (Nhiệm vụ 2)

 

Kinh tế Hải Phòng tăng trưởng 10,34%, đứng thứ 5 trên cả nước.

1. Số liệu tăng trưởng kinh tế tại Hải Phòng

- Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng cao so cùng kì, một số chỉ tiêu tuy tăng thấp hơn so với cùng kì nhưng vẫn ở mức cao và vẫn đứng trong top đầu của cả nước như chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 5; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) đứng thứ 9.

- GRDP tăng 10,34% so với cùng kì năm trước, đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,11%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 11,54%; khu vực dịch vụ tăng 10,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,83%.

Tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Hải Phòng

Cơ cấu nền kinh tế của Hải Phòng trong năm 2023

2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế ở Hải Phòng

- Đời sống của người dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ.

- Mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỉ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…

- Giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Tạo tiền đề vật chất để cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.

(Theo Báo Pháp luật)

* GV trình chiếu cho HS quan sát video về tình hình kinh tế Hải Phòng:

+ Kinh tế Hải Phòng trong mùa dịch Covid-19:

https://youtu.be/OxzcA1_pMv8?si=6VtmlfISkaJ9WusQ

+ Hải Phòng hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023:

https://youtu.be/KemsZVY7hVA?si=mzWU_9MyAUooajHJ

Hoạt động 2. Tìm hiểu về phát triển kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

- Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

- Trình bày được vai trò của phát triển kinh tế.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, bảng, biểu đồ trong SGK tr.11-13 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về khái niệm phát triển kinh tế, các chỉ tiêu phát triển kinh tế và vai trò của phát triển kinh tế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm phát triển kinh tế, các chỉ tiêu phát triển kinh tế và vai trò của phát triển kinh tế theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, giáo án Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác