Soạn giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 18: Hợp chất carbonyl

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 18: Hợp chất carbonyl - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: HỢP CHẤT CARBONYL

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Khái niệm hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone)
  • Tên theo danh pháp thay thế của một số hợp chất carbonyl đơn giản (C1 – C5); tên thông thường của một vài hợp chất carbonyl thường gặp
  • Đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl, hình dạng phân tử của methanal và ethanal
  • Tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của hợp chất carbonyl
  • Tính chất hóa học của aldehyde và ketone: phản ứng khử (với NaBH4 hoặc LiAlH4); phản ứng oxi hóa aldehyde (với nước bromine, thuốc thử Tollens, Cu(OH)2/OH-); phản ứng cộng vào nhóm carbonyl (với HCN); phản ứng tạo idoform
  • Các thí nghiệm: phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2/OH-, phản ứng tạo idoform từ acetone; hợp chất có chứa nhóm CH3CO-
  • Ứng dụng của hợp chất carbonyl, phương pháp điều chế acetaldehyde bằng cách oxi hóa ethylene, điều chế acetone từ cumene.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm liên kết hợp chất carbonyl, cách gọi tên, những đặc điểm vật lí, tính chất hóa học, những ứng dụng quan trọng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde, acetone.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc, danh pháp, tính chất của hợp chất carbonyl, các ứng dụng; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone); Gọi được tên theo danh pháp thay thế một số hơp chất carbonyl đơn giản (C1 – C5); Tên thông thường một vài hợp chất carbonyl thường gặp; Mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl, hình dạng phân tử của methanl, ethanal; Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của hợp chất carbonyl; Trình bày được tính chất hóa học của aldehyde, ketone: phản ứng khử (với NaB4 hoặc LiAlH4); phản ứng oxi hóa aldehyde (với nước bromine, thuốc thử Tollens, Cu(OH)2/OH-); phản ứng cộng vào nhóm carbonyl (với HCN); phản ứng tạo iodoform.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được (hoặc quan sát qua video hoặc qua mô tả) các thí nghiệm: phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2/OH-, phản ứng tạo iodoform từ acetaldehyde/acetone; Mô tả được hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hóa học của hợp chất carbonyl và xác định được tính chất hóa học của hợp chất carbonyl và xác định được hợp chất có chứa nhóm CH3CO-
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde bằng cách oxi hóa ethylene, điều chế acetone từ cumene; Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống như: tăng độ bền đồ dùng bằng tre, nứa, giang bằng cách gác lên bếp trước khi sử dụng hay ứng dụng của formaldehyde trong bảo quản mẫu vật sinh học, sử dụng acetone được dùng làm dung môi, để lau sơn móng tay,…
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Cinnamaldehyde là hợp chất carbonyl có trong tinh dầu quế, được sử dụng làm hương liệu, dược liệu,… Vậy hợp chất carbonyl là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Hợp chất carbonyl đơn giản nhất là aldehyde và ketone đơn chức. Chúng có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất cũng như trong thiên nhiên. Vậy hợp chất carbonyl là gì? Aldehyde và ketone có đặc điểm gì về tính chất vật lí và hóa học? Vai trò của chúng trong đời sống như thế nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nayBài 18: Hợp chất carbonyl

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp hợp chất carbonyl

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm aldehyde và ketone; gọi được tên theo danh pháp thay thế của một số hợp chất carbonyl đơn giản (C1 – C5); tên thông thường của một vài hợp chất carbonyl thường gặp; mô tả được đặc điểm liên kết của nhóm chức carbonyl, hình dạng phân tử của methanal và ethanal
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục I; thực hiện các nhiệm vụ được giao; trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 123.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các nhiệm vụ được giao; Câu trả lời cho Câu hỏi 1 SGK trang 123.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục I.1 SGK trang 122 – 123 và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm carbonyl là gì?

+ Quan sát Hình 18.2, rút ra khái niệm aldehyde.

+ Từ hai chất methanal (HCH=O) và ethanal (CH3CH=O), hãy rút ra công thức chung của aldehyde no, đơn chức, mạch hở.

+ Quan sát Hình 18.3, rút ra khái niệm ketone

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 18.4, thảo luận trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 123:

Hãy mô tả hình dạng phân tử methanal và ethanal

* Danh pháp

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.2 SGK trang 124, quan sát Bảng 18.1 và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nêu quy tắc gọi tên aldehyde và ketone theo danh pháp thay thế. Áp dụng gọi tên thay thế các chất sau: HCHO, CH3CHO, CH3CH(CH3)CHO, CH3COCH3, CH3CH2COCH3, CH3CH2CH2COCH3

- GV cung cấp thông tin: Các aldehyde mà acid tương ứng của chúng có tên thông thường thì có thể được gọi tên thông thường bằng cách thay ‘‘…ic acid’’ bằng  ‘‘…ic aldehyde’’

- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Gọi tên thông thường của một số aldehyde dưới đây:

HCHO, CH3CHO, C6H5CHO, CH2=CH-CHO, C6H5CH=CH-CHO

+ Gọi tên thông thường của các ketone sau: CH3COCH3; C6H5COCH3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc hiểu mục I; thực hiện các nhiệm vụ được giao; trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 123.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận; Câu trả lời về Câu hỏi 1 SGK trang 123.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm và danh pháp của hợp chất carbonyl. 

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

- Nhóm   trong phân tử hợp chất hữu cơ được gọi là nhóm carbonyl  

- Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen

- Công thức chung của aldehyde no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1CH=O (n  0)

- Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm carbonyl liên kết trực tiếp với hai nguyên tử carbon

Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 123:

Hình dạng phân tử methanal và ethanal đều có nhóm -CHO liên kết với H (ở methanal) và nhóm CH3 (ở ethanal).

2. Danh pháp

a) Tên thay thế

+) Tên aldehyde = Tên hydrocarbon (bỏ e) al

Ví dụ:

HCHO: methanal

CH3CHO: ethanal

CH3CH(CH3)CHO: 2-methylpropanal

+) Tên ketone = Tên hydrocarbon (bỏ e) – vị trí nhóm carbonyl - one

Ví dụ:

CH3COCH3: propanone

CH3CH2COCH3: butanone

CH3CH2CH2COCH3: pentan-2-one

b) Tên thông thường

Tên thông thường của aldehyde

HCHO: formic aldehyde (formaldehyde)

CH3CHO: acetic aldehyde (acetaldehyde)

C6H5CHO: benzoic aldehyde (benzaldehyde)

CH2=CH-CHO: acrylic aldehyde (acrylaldehyde)

C6H5CH=CH-CHO: cinnamic aldehyde (cinnamaldehyde)

Tên thông thường của ketone

CH3COCH3: acetone

C6H5COCH3: acetophenone

 

 

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 18: Hợp chất carbonyl, Tải giáo án trọn bộ Hoá học 11 cánh diều, Giáo án word Hoá học 11 cánh diều Bài 18: Hợp chất carbonyl

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU