Soạn giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 16: Alcohol

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 16: Alcohol - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: ALCOHOL 

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol và ethanol.
  • Công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế của một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường của một vài alcohol thường gặp
  • Đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng của nhiệt độ sôi, độ tan trong nước), ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.
  • Tính chất hóa học của alcohol: phản ứng thế nguyên tử của nhóm -OH (phản ứng chung của R–OH, phản ứng riêng của polyalcohol); phản ứng tạo thành alkene hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc một, bậc hai thành aldehyde, ketone bằng CuO; phản ứng đốt cháy; thí nghiệm đốt cháy ethanol, thí nghiệm glycerol tác dụng với copper (II) hydroxide
  • Ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn
  • Phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hydrate hóa ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene 
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu trúc có nhóm hydroxy, cách gọi tên alcohol, những đặc điểm vật lí, tính chất hóa học, sự phổ biến của alcohol trong nhiều lĩnh vực và cách điều chế. 
    • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc, danh pháp, tính chất của alcohol, các ứng dụng trong thực tiễn; Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống

 

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm alcohol, công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở ; Khái niệm về bậc của alcohol; Đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol; Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường của một vài alcohol thường gặp ; Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol, giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol; Trình bày được tính chất hóa học, ứng dụng của alcohol; tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; Trình bày được phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hợp nước của ethylene, lên men tinh bột; Điều chế glycerol từ propylene.      
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được các thí nghiệm đốt cháy ethanol, glycerol tác dụng với copper(II) hydroxide; Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alcohol. 
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được ứng dụng của alcohol trong đời sống, sản xuất, y tế, dược phẩm, mĩ phẩm,... giải thích được nguyên nhân để vận dụng những ứng dụng đó vào thực tiễn. 
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm 
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT. 
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Chất X có trong thành phần của bia. Nếu lạm dụng, chất X là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội như gây tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bệnh tật,... Chất X là gì? 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Từ xa xưa con người đã biết lên men các loại ngũ cốc, hoa quả để tạo ra các đồ uống có cồn (có chứa ethanol – một alcohol quen thuộc). Ngày nay, alcohol được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm dung môi, nguyên liệu hóa học, nguyên liệu, xăng sinh học,... Vậy alcohol là gì và có những tính chất đặc trưng nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 16: Alcohol

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp alcohol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol; viết được CTCT, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp. 
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục I; trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108. 
  3. Sản phẩm học tập: Các nội dung kiến thức: khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; viết CTCT, gọi tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản; Câu trả lời cho Câu hỏi 1 SGK trang 108. 
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV yêu cầu HS:

+ Nêu nêu lại công thức một số alcohol mà HS đã học (Ví dụ: C2H5OH)

+ Nhận xét về cấu tạo của alcohol, nhóm chức đặc trưng của alcohol và rút ra khái niệm về alcohol

- GV cho HS thảo luận trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108: 

1. Cho các chất A, B, C, D và E có công thức cấu tạo như sau:

CH3-CH2-OH (A)

CH2=CH-CH2-OH (B)

(C)

(D)             (E)

a) Hãy nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các chất trên

b) Hợp chất E có phải alcohol không? 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tìm hiểu nội dung kiến thức SGK trang 108 và thực hiện các nhiệm vụ: 

+ Nêu cách phân loại alcohol? Cho ví dụ. 

+ Bậc của alcohol là gì? Cho ví dụ

+ Từ methyl alcohol và ethyl alcohol, hãy viết công thức chung của alcohol no, đơn chức, mạch hở. 

* Danh pháp

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK trang 109 và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Cho biết cách xác định mạch carbon chính và thứ tự của các nguyên tử carbon trong phân tử alcohol

+ Rút ra cách gọi tên alcohol theo danh pháp thay thế và thông thường của alcohol. 

+ Gọi tên theo danh pháp thay thế các alcohol dưới đây:

 

+ Gọi tên thông thường các alcohol dưới đây:

CH2=CH-CH2-OH

C6H5-CH2-OH

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu mục I; trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận; Câu trả lời về Câu hỏi 1 SGK trang 108.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm và danh pháp của alcohol.  

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

 Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxy (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no. 

Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108:

a) Trong phân tử các chất trên có chứa một hay nhiều nhóm (-OH) 

b) Hợp chất E không phải alcohol

 Alcohol được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

- Theo liên kết carbon: 

+ Alcohol no: CH3CH2OH,

+ Alcohol không no: CH2=CH-CH2-OH 

+ Alcohol thơm:

- Theo số nhóm chức hydroxy: 

+ Monoalcohol: CH3OH

+ Polyalcohol: HOCH2CH2OH

 Bậc của alcohol (bậc một, bậc hai và bậc ba) chính là bậc của nguyên tử carbon 

Ví dụ:

+ Alcohol bậc một: CH3-CH2-CH2-OH

+ Alcohol bậc hai:

+ Alcohol bậc ba:

 Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1OH (n 1)

2. Danh pháp

- Tên thay thế: Nhóm hydroxy là nhóm thế gắn vào mạch chính của hydrocarbon. Đánh số thứ tự nguyên tử carbon trong mạch chính sao cho vị trí của nguyên tử carbon liên kết với nhóm hydroxy là nhỏ nhất.

+ Tên của monoalcohol:

Tên hydrocarbon (bỏ e) – số chỉ vị trí nhóm –OH – ol  

Ví dụ:

  butan-2-ol 

+ Tên của polyalcohol:

Tên hydrocarbon – số chỉ vị trí nhóm –OH – từ chỉ số lượng nhóm –OH (di, tri,...) ol   

butan-1,3-diol

+ Tên thông thường:

  isobutyl alcohol

CH2=CH-CH2-OH allyl alcohol 

ethylene glycol 

C6H5-CH2-OH benzyl alcohol 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của alcohol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng biến đổi về nhiệt độ sôi, độ tan trong nước), giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục II SGK trang 110; th


=> Xem toàn bộ Giáo án Hóa học 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 16 Alcohol, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 11 cánh diều, Giáo án word Hoá học 11 cánh diều Bài 16 Alcohol

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU