Soạn giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 3: pH của dung dịch, Chuẩn độ acid – base
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoá học 11 Bài 3: pH của dung dịch, Chuẩn độ acid – base - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: pH CỦA DUNG DỊCH. CHUẨN ĐỘ ACID - BASE
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khỏe con người; pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,…)
- Viết được biểu thức tính pH (pH = -lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,…
- Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid – base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
- Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng dung dịch acid mạnh (hydrochloric acid).
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học về pH để nêu được ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khỏe con người; pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,…).
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu được khái niệm pH, ý nghĩa của pH trong thực tiễn và xác định pH bằng chất chỉ thị.
- Viết và vận dụng được biểu thức tính pH.
- Nêu được chuẩn độ dung dịch acid – base và nguyên tắc xác định nồng độ acid – base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
- Vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập và nêu được ý nghĩa của pH trong thực tiễn.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT, Kế hoạch dạy học.
- Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
- Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học: Tìm hiểu pH và ý nghĩa của pH, biểu thức tính pH,...
- Nội dung: Thông qua hoạt động làm việc theo nhóm, quan sát hình ảnh trong SGK, trả lời câu hỏi đồng thời xác định các nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện ở các hoạt động tiếp theo.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS xác định được nhiệm vụ học tập cần thực hiện ở các họa động tiếp theo.
- Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Các acid như acetic acid trong giấm ăn, citric acid trong quả chanh, oxalic acid trong quả khế đều tan và phân li trong nước. Chẳng hạn, acetic acid (CH3COOH) phân li theo phương trình sau:
CH3COOH CH3COO- + H+
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:
- a) Em hãy dự đoán vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion nào?
- b) Trong chế biến nước chấm, càng cho nhiều giấm ăn thì nước chấm càng chua. Khi đó, nồng độ của ion nào tăng lên?
- c) Làm thế nào để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học – Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về pH, ý nghĩa của pH trong thực tiễn và xác định pH bằng chất chỉ thị
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn; viết được biểu thức tính pH và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH.
- Nội dung: HS làm việc theo nhóm, thảo luận các câu hỏi để tìm hiểu về khái niệm pH, ý nghĩa của pH trong thực tiễn và biểu thức tính pH.
- Sản phẩm: HS trình bày được khái niệm pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn; câu trả lời các câu hỏi 1,2 (SGK – tr21).
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi, dựa vào các kiến thức đã học ở môn Khoa học tự nhiên 8, yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: + Hãy nhắc lại khái niệm pH và ý nghĩa của thang pH. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu định nghĩa pH và biểu thức tính pH. - GV nhận xét: Thông qua nồng độ ion H+ trong dung dịch có thể biết đó là môi trường acid hay base, cũng như mức độ acid, base của môi trường đó. - GV đưa ra khái niệm pH và biểu thức tính pH. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu ví dụ 1 (SGK – tr21) để hiểu rõ hơn pH của dung dịch. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr21) Câu hỏi 1 (SGK – tr21) Giải thích vì sao nước nguyên chất có môi trường trung tính. Câu hỏi 2 (SGK – tr21) Giải thích vì sao khi thêm HCl vào nước nguyên chất thì dung dịch thu được có [H+] > 10-7 M. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu ví dụ 2, 3 (SGK – tr22) và trình bày về pH của các dịch trong cơ thể với sức khỏe con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,… - GV giới thiệu ý nghĩa của pH trong thực tiễn. - GV giới thiệu: Một số chất chẳng hạn như quỳ tím, phenolphathalein, methyl da cam,…có màu sắc khác nhau trong môi trường acid và môi trường base và chiếu bảng màu của một số chất chỉ thị acid – base trong môi trường acid và môi trường base (bảng 3.1) cho HS quan sát. - GV đặt câu hỏi: Xác định pH bằng chỉ thị màu như thế nào? - GV kết luận về xác định pH bằng chất chỉ thị. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. pH CỦA DUNG DỊCH. CHẤT CHỈ THỊ 1. pH của dung dịch - pH là đại lượng đặc trưng cho mức độ acid/base của một dung dịch. - Đại lượng pH được định nghĩa qua biểu thức sau: pH = -lg[H+] hay [H+] = 10-pH - Giá trị pH càng nhỏ hơn 7, dung dịch có tính acid càng mạnh; giá trị pH càng lớn hơn 7, dung dịch có tính base càng mạnh.
*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr21) Nước điện li tạo ra đồng thời cả H+ và OH: H2O ⇌ H+ + OH- Tuy nhiên sự điện li này rất yếu. Ở 25 oC, nồng độ ion H+ và OH- trong nước là vô cùng nhỏ: [H+] = [OH-] = 10-7 M. Vì vậy nước nguyên chất có môi trường trung tính.
*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr21) Nước điện li tạo ra đồng thời cả H+ và OH-: H2O ⇌ H+ + OH- Ở 250C, nồng độ ion H+ và OH- trong nước là vô cùng nhỏ: [H+] = [OH-] = 10-7 M. Khi thêm HCl vào nước nguyên chất thì có thêm một lượng H+ từ acid (HCl → H+ + Cl-) nên trong dung dịch có [H+] > [OH-], do đó [H+] > 10-7.
2. Ý nghĩa của pH trong thực tiễn - Nhiều quá trình hóa học trong tự nhiên, sản xuất và cơ thể sống xảy ra trong dung dịch nước với sự có mặt của acid và base. - Thông thường, các quá trình này diễn ra trong điều kiện ổn định về thành phần các chất và ion trong đó có nồng độ H+. 3. Xác định pH bằng chất chỉ thị - Các chất chỉ thị acid – base như phenolphthalein, quỳ tím,…cho biết dung dịch có tính acid hay base. - Để biết giá trị pH gần đúng của dung dịch, có thể sử dụng giấy chỉ thị pH (Hình 3.1). |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về chuẩn độ dung dịch acid – base
- Mục tiêu: HS nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid – base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ và thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base.
- Nội dung: HS làm việc nhóm thảo luận các câu hỏi và thực hiện thí nghiệm chuẩn độ NaOH bằng dung dịch chuẩn HCl để tìm hiểu về chuẩn độ dung dịch acid – base.
- Sản phẩm: Bài trình bày báo cáo thí nghiệm của các nhóm và câu trả lời câu hỏi 3 và luyện tập 4.
- Tổ chức thực hiện;
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Chuẩn độ dung dịch acid – base là gì? + Nêu nguyên tắc chuẩn độ. - GV giới thiệu các định nghĩa chuẩn độ, nguyên tắc xác định nồng độ của dung dịch base mạnh (NaOH) bằng acid mạnh (HCl), chất chỉ thị dùng trong phép chuẩn độ xác định thời điểm để dừng chuẩn độ. - GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, giới thiệu về cách tiến hành thí nghiệm và sử dụng dụng cụ trong phép chuẩn độ, chú ý HS cách đọc thể tích. Bước 1: Burette (loại 25 ml) đã được đổ đầy đến vạch 0 bằng dung dịch NaOH. Bước 2: Cho 10 ml dung dịch chuẩn HCl vào bình tam giác (loại 100ml), thêm 2 giọt chỉ thị phenolphthalein (loại 1% pha trong cồn). Bước 3: Mở khóa burette để nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào bình tam giác, đồng thời lắc đều bình. Tiếp tục nhỏ dung dịch NaOH (vẫn duy trì lắc đều bình) tới khi dung dịch trong bình chuyển từ không màu sang màu hồng và bền trong ít nhất 20 giây thì kết thúc chuẩn độ. Ghi lại thêt tích dung dịch NaOH đã dùng. - GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình chuẩn độ NaOH bằng HCl, viết biểu thức tính nồng độ của dung dich NaOH khi biết nồng độ và thể tích của dung dịch HCl phản ứng với một thể tích NaOH. - GV xác nhận kết quả thí nghiệm, hướng dẫn HS viết báo cáo thực hành. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 3 và Luyện tập 4 (SGK – tr24) Câu hỏi 3 (SGK – tr24)
| II. CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH ACID VÀ BASE - Trong hóa học, chuẩn độ là một phương pháp dùng để xác định nồng độ của một chất trong dung dịch bằng một dung dịch khác đã biết nồng độ. - Về nguyên tắc, có thể xác định nồng độ của một dung dịch base mạnh bằng một dung dịch acid mạnh (hoặc ngược lại) đã biết trước nồng độ (thường gọi là dung dịch chuẩn) dựa theo phản ứng trung hòa: H+ + OH- H2O. *Thực hành Tính nồng độ của dung dịch NaOH theo biểu thức: *Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr24) - ;
Phương trình hoá học: HCl + NaOH → NaCl + H2O Theo phương trình hoá học ta có: nHCl = nNaOH ⇒ ⇒ x = 2,5. *Trả lời Luyện tập 4 (SGK – tr24) - Trong thí nghiệm chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl, ta kết thúc chuẩn độ ngay khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ không màu sang hồng (bền trong ít nhất 20 giây) do đã đạt tới điểm tương đương.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 cánh diều
Tải giáo án:
THÔNG TIN GIÁO ÁN
- Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
- Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau
Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:
- Giáo án word: Nhận đủ cả năm
- Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều