Soạn giáo án điện tử Toán 8 CTST Chương 3 Bài 2: Tứ giác
Giáo án powerpoint Toán 8 chân trời sáng tạo mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hình màu xanh bên được trích ra từ bản đồ được gọi là Tứ giác Long Xuyên. Em hãy cho biết:
- Hình này được tạo bởi mấy đoạn thẳng.
- Các đoạn thẳng này nối các địa điểm nào.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH LÝ PYTHAGORE.
CÁC LOẠI TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP
BÀI 2. TỨ GIÁC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tứ giác
Tổng các góc của một tứ giác
- TỨ GIÁC
Trong các hình tạo bởi bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA sau đây, hình nào không có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng?
Giải
Trong các hình tạo bởi bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA ở Hình 1 a), b), d) không có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.
KẾT LUẬN
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Ví dụ 1
Tìm các tứ giác trong hình 1.
Giải
Trong Hình1, hình a), b), d) là tứ giác.
Đỉnh và cạnh của tứ giác
Tứ giác ABCD còn được gọi là tứ giác DCBA, CBAD, BADC,..
Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh.
Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh.
Tứ giác lồi
Vẽ các đường thẳng lần lượt chứa mỗi cạnh của các tứ giác sau đây và nêu nhận xét của em về vị trí của các cạnh còn lại của tứ giác đối với mỗi đường thẳng đã vẽ.
Giải:
Ta vẽ các đường thẳng lần lượt chứa mỗi cạnh của các tứ giác như hình vẽ dưới đây:
Nhận xét:
- Hình a): các cạnh còn lại của tứ giác luôn nằm trong cùng một mặt phẳng được phân chia bởi đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
- Hình b): các cạnh còn lại của tứ giác không nằm trong cùng một mặt phẳng được phân chia bởi đường thẳng chứa cạnh BC (hoặc CD) của tứ giác.
- Hình c): các cạnh còn lại của tứ giác không nằm trong cùng một mặt phẳng được phân chia bởi đường thẳng chứa cạnh BC (hoặc AD) của tứ giác.
KẾT LUẬN
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong cùng một phần mặt phẳng được phân chia bởi đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
Ví dụ 2
Tìm tứ giác lồi trong các hình sau
Kẻ các đường thẳng chứa mỗi cạnh của tứ giác như hình dưới, ta thấy ABCD là tứ giác lồi còn EFGH không phải là tứ giác lồi.
Chú ý:
Từ nay, khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.
Cạnh, góc, đường chéo của tứ giác
Trong một tứ giác:
- a) Hai cạnh kề nhau là hai cạnh có chung một đỉnh.
VD: Trong hình 5, BA và BC là hai cạnh kề nhau.
- b) Hai cạnh kề nhau tạo thành một góc của tứ giác.
VD: Trong hình 5, tứ giác ABCD có các góc là . Các cặp góc và ; và được cặp góc đối.
- c) Hai cạnh đối nhau là hai cạnh không có chung đỉnh nào.
VD: Trong hình 5, AB và DC là hai cạnh đối nhau.
- d) Hai đỉnh đối nhau là hai đỉnh không cùng nằm trên một cạnh.
VD: Trong hình 5, A và C là hai đỉnh đối nhau.
- e) Đường chéo là đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau.
VD: Trong hình 5, tứ giác ABCD có hai đường chéo là AC và BD.
Thực hành 1
Vẽ tứ giác MNPQ và tìm:
- Hai đỉnh đối nhau;
- Hai đường chéo;
- Hai cạnh đối nhau.
Giải:
Trong tứ giác MNPQ có:
- Hai đỉnh đối nhau: M và P; N và Q;
- Hai đường chéo: MP và NQ;
- Hai cạnh đối nhau: MN và PQ; MQ và NP.
Vận dụng 1
Tìm các đỉnh, cạnh và đường chéo của tứ giác Long Xuyên CHRL (Hình 6).
Giải
Trong tứ giác Long Xuyên CHRL có:
- Các đỉnh: C, H, R, L;
- Các cạnh: CH, HR, RL, LC;
- Các đường chéo: CR và HL.
- TỔNG CÁC GÓC CỦA MỘT TỨ GIÁC
Đường chéo AC chia tứ giác ABCD thành hai tam giác ACB và ACD (Hình 7). Tính tổng các góc của tam giác ACB và tam giác ACD. Từ đó, ta có nhận xét gì về tổng các góc của tứ giác ABCD?
Giải
Xét tam giác ACB có:
(định lí tổng ba góc trong một tam giác).
Xét tam giác ACD có:
(định lí tổng ba góc trong một tam giác).
Do
Suy ra
Hay
Vậy tổng các góc của tứ giác ABCD bằng
KẾT LUẬN
Tổng số đo các góc của một tứ giác bằng .
Ví dụ 3
Tìm số đo x ở mỗi tứ giác sau
Giải
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2