Soạn giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Thực hành đọc hiểu - Tiếng gà trưa
Giáo án powerpoint Ngữ văn 7 cánh diều mới bài bài 2: Thực hành đọc hiểu - Tiếng gà trưa. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NÀY
KHỞI ĐỘNG
Em đã từng nghe tiếng gà mái nhảy ổ bao giờ chưa? Hãy cùng lắng nghe tiếng gà qua video sau đây
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
TIẾT…: TIẾNG GÀ TRƯA
- Xuân Quỳnh -
NỘI DUNG BÀI HỌC
- TÌM HIỂU CHUNG
- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
III. TỔNG KẾT
TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, xa cha, sống với bà ở La Khê. Thời gian này là nguồn cảm hứng để tác giả thể hiện trong những sáng tác của mình.
- Là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, đôn hậu và giàu nữ tính.
- Tập thơ đầu tay: Chồi biếc (1963).
- Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm, Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974),…
- Tác phẩm
- Bài Tiếng gà trưađược viết trong thời kì đầu của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ.
- In lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào(1968) của Xuân Quỳnh.
- Đọc văn bản
- Thể thơ: Thơ 5 chữ nhưng có sự biến đổi linh hoạt.
- Các câu 3 tiếng đứng đầu các khổ 2,3,5,7.
- Có nhiều khổ nhiều hơn 4 câu, vần gieo không cố định.
- Nhân vật trữ tình : người chiến sĩ.
- Ý nghĩa nhan đề: Tiếng gà trưa là hình ảnh quen thuộc với tuổi thơ tác giả và cũng là nguồn cảm hứng để sáng tác.
- Nhấn mạnh, khơi gợi những kí ức tuổi thơ và cảm xúc của người chiến sĩ (người cháu). Thông qua Tiếng gà trưađể kết nối mạch cảm xúc của bài thơ.
Bố cục:
Phần 1. Từ đầu → gọi về tuổi thơ
Những cảm xúc gợi ra từ tiếng gà trưa trên đường hành quân.
Phần 2. Tiếp → nghe sột soạt
Những kỉ niệm tuổi thơ được gợi ra từ âm thanh tiếng gà.
Phần 3. Còn lại
Những suy tư của người cháu.
Mở rộng kiến thức
Tiếng gà trưa đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao bài thơ từ xưa tới nay: "Bên án một tiếng gà vừa gáy" (Phan Bội Châu), "Gà gáy một lần đêm chửa tan" (Hồ Chí Minh) hay "Xao xác gà trưa gáy não nùng" (Lưu Trọng Lư) và tiếng gà trong thơ Trần Đăng Khoa: "Tiếng gà
giục hạt đậu
nảy mầm
Giục hạt na
Mở mắt... "
Còn ở đây là tiếng gà trưa nhưng không phải là gà trống gáy báo hiệu thời gian mà là gà mái kêu vang sau khi đẻ quả trứng hồng.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc khổ thơ đầu tiên và trả lời các câu hỏi:
- Khổ thơ 1 kể về một sự việc bình thường mà thú vị. Theo em đó là sự việc gì? Em có nhận xét gì về thời điểm xảy ra sự việc?
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này? Tác dụng?
- Sử dụng điệp từ "nghe" cho ta thấy tác giả đã cảm nhận âm thanh tiếng gà trưa bằng những giác quan nào?
- Ngoài phép điệp từ, em có nhận xét gì về hình ảnh, ngôn ngữ thơ ở đây?
- Những cảm xúc gợi ra từ tiếng gà trưa trên đường hành quân
- Không gian: trên đường hành quân, dừng chân bên xóm nhỏ.
- Âm thanh: tiếng gà nhảy ổ "cục tác".
- Trên đường làm nhiệm vụ, cháu nghe thấy một âm thanh quen thuộc đã gắn liền với tuổi thơ cháu. Chính âm thanh đó đã gợi ra cho cháu bao niềm xúc động.
- Những cảm xúc của cháu: xao động, đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.
- Biện pháp nghệ thuật :
- Điệp từ "nghe".
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tác giả cảm nhận bằng thính giác, bằng tâm tưởng, hồi ức, bằng cảm xúc của tâm hồn.
- Chữ nghe được điệp lại làm cho giọng thơ ngọt ngào hơn, tha thiết hơn, mở ra những liên tưởng đáng yêu.
- Hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, giản dị.
- Gợi ra những cảm giác mới lạ: nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về.
- Vì sao tiếng gà trưa lại gợi cảm giác mới lạ này? Tại sao trong muôn ngàn âm thanh người chiến sĩ lại chỉ ám ảnh bởi âm thanh của tiếng gà trưa?
- Tiếng gà là âm thanh của làng quê, âm thanh bình dị, thân thuộc bao đời.
- Tiếng gà vang lên phá tan cái tĩnh lặng buổi trưa của làng quê, mang lại niềm vui cho con người.
- Tiếng gà gợi kỉ niệm ấu thơ.
Từ việc phân tích trên, em hiểu điều gì về con người, tâm hồn của tác giả?
- Con người tác giả:
- Tâm hồn rộng mở, yêu làng xóm quê hương tha thiết.
- Sự nhạy cảm, tinh tế, yêu những gì đơn sơ, bình dị nhỏ bé nhưng rất đỗi thân thương.
- Một tiếng gà trưa gợi mở bao cảm xúc thẳm sâu trong lòng.
- Tiếng gà trưa là âm thanh đồng vọng của gia đình, làng xóm, quê hương đất nước.
Nhận xét
- Tiếng gà nhảy ổ như một phép thần kì đã truyền cho người chiến sĩ bao niềm vui, nghị lực. Nghe tiếng gà trưa cảm giác như có làn gió mát thổi qua tâm hồn, làm dịu bớt ánh nắng buổi trưa, xua tan mệt mỏi và tiếp thêm sức mạnh để vượt qua chặng đường phía trước, sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ.
- Nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ thêm xao xuyến, mọi kỉ niệm tuổi thơ như được đánh thức, bừng dậy, ùa về.
Đọc các khổ thơ 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi:
- Tiếng gà trưa đã khơi dậy trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh thân thương nào ở khổ thơ thứ hai?
- Những chi tiết “mái mơ”, “mái vàng”, “ổ trứng hồng” gợi tả một vẻ đẹp về màu sắc như thế nào? Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng gì?
- Lời thơ “Này con gà mái” như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì?
- Trong âm thanh của tiếng gà trưa nhiều hình ảnh kỉ niệm hiện về. Đó là hình ảnh kỉ niệm nào?
- Những kỉ niệm tuổi thơ được gợi ra từ tiếng gà
Tiếng gà trưa khơi dậy: Hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng.
Những chi tiết gợi tả một màu sắc tươi sáng.
Hiện ra hình ảnh đàn gà đẹp đẽ xinh xắn đáng yêu. Vẻ đẹp gợi liên tưởng tới cuộc sống đầm ấm hiền hoà bình dị.
- Lời thơ “Này con gà mái”: thể hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi, thân thương, sự gắn bó của gia đình và làng quê.
- Tiếng gà đã gợi nhiều hình ảnh kỉ niệm hiện về:
- Lần xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp.
- Nỗi lo lắng của người bà mỗi khi mùa đông trời “Cứ hàng...muối”.
- Niềm vui thuở ấu thơ khi xuân về tết đến có được quần áo mới.
- Hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng gợi cho em suy nghĩ gì về bà?
- Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu?
- Trong các khổ thơ 2,3,4 có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Em chỉ ra và nêu tác dụng của chúng.
- Tình cảm của bà dành cho cháu:
- Bà dành dụm, chăm sóc đàn gà để cho cháu những bộ quần áo mới.
- Những bộ quần áo giản dị nhưng là tất cả tình yêu thương của bà.
- Tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà dành tất cả tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho cháu. Cháu rất yêu thương, kính trọng và luôn nghĩ về bà.
- Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ và tình cảm yêu kính, trân trọng đối với bà.
- Nghệ thuật:
- Điệp ngữ “Tiếng gà trưa”
- So sánh “Lông óng như màu nắng”
- Bài thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình.
- Những suy tư, cảm xúc của người cháu
Đọc hai khổ thơ 5-6 và trả lời câu hỏi:
- Vì sao có thể nghĩ rằng “Tiếng gà trưa/ Mang bao hạnh phúc” ?
- Theo em “Giấc ngủ...trứng” là giấc ngủ mang lại những điều gì?
- Tiếng gà trưa gợi ra niềm hạnh phúc, nhắc về tuổi thơ tuy khó khăn nhưng ấm áp của bà cháu.
- Niềm hạnh phúc ấy hằn sâu trong kí ức của cháu, theo cháu vào trong giấc ngủ hồng sắc trứng.
- Đó cũng là điểm tựa tinh thần của cháu.
Đọc hai khổ thơ 5-6 và trả lời câu hỏi:
- Trong khổ thơ cuối tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
- Người cháu chiến đấu vì những điều gì? Tất cả những điều ấy giúp em hiểu gì về người chiến sĩ?
- Điệp từ "vì": khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ là bảo vệ Tổ quốc, gia đình và quê hương.
- Mục đích lớn lao được bắt nguồn từ những gì bình thường, giản dị nhất.
- Người chiến sĩ là ngưòi gắn bó với gia đình, quê hương đất nước.
Nhận xét
- Đối với người chiến sĩ, âm thanh của tiếng gà trưa như nút khởi động, là chiếc đũa thần chỉ chạm khẽ vào kí ức đã làm sống dậy những tình cảm, kỉ niệm tuổi ấu thơ.
- Đối với cuộc sống hiện tại âm thanh ấy còn như lời thúc giục người chiến sĩ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Nếu không phải là ngưòi yêu mến, gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước thì làm sao âm thanh rất đỗi bình dị ấy lại gợi lên trong lòng người chiến sĩ những tình cảm lớn lao, cao đẹp đến vậy.
TỔNG KẾT
- Nội dung
Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được gợi về qua tiếng gà trưa. Đó là những tình cảm tốt đẹp, là động lực tinh thần lớn lao tiếp sức cho người cháu trên đường làm nhiệm vụ. Chính tình cảm gia đình là đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
- Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ,... có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhác kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi.
- Lời thơ giàu cảm xúc.
Câu 1: Bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào?
- thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- thời kì cuối kháng chiến chống Pháp
- thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ
- thời kì cuối kháng chiến chống Mĩ
Câu 2: Bài thơ "Tiếng gà trưa" được viết chủ yếu theo thể thơ nào sau đây?
- Lục bát
- Bốn chữ
- Song thất lục bát
- Năm chữ
Câu 3: Mạch cảm xúc trong bài diễn biến theo trình tự nào?
- quá khứ – hiện tại
- hiện tại – quá khứ - hiện tại
- quá khứ – hiện tại – tương lai
- hiện tại – quá khứ – tương lai
Câu 4: Điệp ngữ "tiếng gà trưa"được lặp đi lặp lại 4 lần không có tác dụng nào sau đây?
- Tạo nhịp điệu dồn dập và lôi cuốn.
- Tạo sợi dây liên kết giữa các kỉ niệm.
- Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh cho bài thơ.
- Làm nổi bật âm thanh tiếng gà giữa trưa hè vắng vẻ.
Câu 5: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ là:
- Tiếng gà trưa
- Người bà
- Quả trứng hồng
- Người chiến sĩ
VẬN DỤNG
Viết đoạn văn biểu cảm (khoảng 5 - 7 câu) về kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập kiến thức đã học
Học thuộc lòng bài thơ Tiếng gà trưa
Soạn bài: Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
BÀI HỌC KẾT THÚC, HẸN GẶP LẠI CÁC EM!
Giáo án điện tử Ngữ văn 7 cánh diều, giáo án powerpoint Ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Thực hành đọc hiểu - Tiếng, bài giảng điện tử Ngữ văn 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác