Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 9: Base
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ












THÂN MẾN CHÀO ĐÓN CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Hãy kể tên những loại mứt được làm từ loại quả có vị chua?
Mứt mận Mứt xoài Mứt mơ
Trong quá trình làm mứt, người ta thường ngâm nguyên liệu vào nước vôi trong. Đối với những loại quả có vị chua, sau khi ngâm nước vôi trong độ chua của quả sẽ giảm đi.
Vì sao lại như vậy?
BÀI 9: BASE
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm base
Phân loại base
Tính chất hóa học
01 KHÁI NIỆM BASE
Câu hỏi (SGK - tr.51)
Những chất nào sau đây là base?
- Cu(OH)2
- MgSO4
- NaCl
- Ba(OH)2
Quan sát công thức của các base sau:
NaOH
Ca(OH)2
Mg(OH)2
Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các base trên.
Gồm nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide.
Các base khi tan vào nước sẽ tách ra ion OH- ví dụ:
NaOH -> Na+ + OH-
Khái niệm base
Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.
Tên gọi base = Tên kim loại + hydroxide
Em hãy gọi tên các base sau:
KOH
Potassium hydroxide
Mg(OH)2
Magnesium hydroxide
Cu(OH)2
Copper (II) hydroxide
Lưu ý: Đối với các kim loại tạo ra nhiều base thì phải kèm theo hóa trị.
02 PHÂN LOẠI BASE
Quan sát hình 9.1 và hình 9.2:
Nhận xét về tính tan của các base trong hình.
Base tan
Base không tan
KẾT LUẬN
Phân loại base:
BAZE
Base tan trong nước > Còn được gọi là kiềm
Base không tan trong nước
Luyện tập 1 (SGK - tr.52)
Dựa vào bảng tính tan, cho biết những base nào dưới đây là kiềm:
- KOH
- Fe(OH)2
- C. Ba(OH)2
- D. Cu(OH)2
03 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BASE
- Làm đổi màu chất chỉ thị
Hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thực hiện thí nghiệm 1:
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, mặt kính đồng hồ.
- Hóa chất: dung dịch NaOH loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphtalein.
Tiến hành:
- Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy khoảng 1ml dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm.
- Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, nhỏ một giọt dung dịch phenolphtalein vào ống nghiệm có dung dịch NaOH.
Mô tả các hiện tượng xảy ra:...............................................
................................................................................................
NaOH
Chỗ có NaOH nhỏ lên của mẩu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
Phenolphtalein
Dung dịch chuyển sang màu hồng
KẾT LUẬN
Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Dung dịch base làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
> Quỳ tím và phenolphtalein được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch base.
Thảo luận nhóm đôi
Luyện tập 2
Có hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong. Nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng:
- a) quỳ tím.
- b) phenolphtalein.
Gợi ý
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều