Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 8 (phần Sinh học) cánh diều mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Soạn giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN KHTN8

KHỞI ĐỘNG

Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

  • Hiện tượng cảm nhận được khi bắt mạch là sự dao động của các mạch.
  • Nguyên nhân: khi tim co sẽ tạo áp lực lớn của máu tác động lên thành mạch, khi tim dãn, áp lực máu tác động lên thành mạch giảm – tạo ra sự dao động của mạch đập.

BÀI 30: MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN Ở NGƯỜI

NỘI DUNG BÀI HỌC

Máu

Hệ tuần hoàn

Phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn

01 MÁU

Học sinh đọc tài liệu, quan sát hình ảnh và hoàn thành lần lượt các  nội dung ở mỗi trạm trong Phiếu học tập.

Trạm 1

Tìm hiểu về thành phần của máu.

Trạm 2

Tìm hiểu về miễn dịch.

Trạm 3

Tìm hiểu về nhóm máu và truyền máu.

PHIẾU HỌC TẬP

Thành phần của máu, miễn dịch, nhóm máu và truyền máu

Đọc thông tin, quan sát các hình 30.2 – 30.7 trang 143 – 146 SGK và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Trạm 1

  1. Nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng dưới đây:

Thành phần của máu

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Huyết tương

 

 

Hồng cầu

 

 

Bạch cầu

 

 

Tiểu cầu

 

 

  1. Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu?

Trạm 2

  1. Miễn dịch là gì?
  2. Nêu những cơ chế miễn dịch.
  3. Theo em “mụn trứng cá” trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?
  4. Tại sao tiêm vaccine giúp phòng bệnh?

Trạm 3

  1. Điền tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O vào bảng dưới đây:

Nhóm máu

A

B

AB

O

Kháng nguyên

 

 

 

 

Kháng thể

 

 

 

 

  1. Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.
  2. Nếu truyền khác nhóm máu với lượng máu nhỏ thì người nhóm máu O, AB có thể truyền cho những người thuộc nhóm máu nào? Giải thích.

HƯỚNG DẪN

Trạm 1

  1. Nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng dưới đây:

Bảng 1. Thành phần cấu tạo của máu

Thành phần của máu

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Huyết tương

Chiếm 55% thể tích máu. Gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác.

Vận chuyển các chất.

Hồng cầu

Chiếm 43% thể tích máu. Là tế bào hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ.

Vận chuyển chất khí (O2, CO2).

Bạch cầu

Chiếm khoảng 1 % thể tích máu. Là tế bào có nhân, không màu.

Bảo vệ cơ thể.

Tiểu cầu

Chiếm khoảng 1% thể tích máu. Là tế bào không nhân.

Tham gia vào quá trình đông máu.

  1. Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu?

Khi thiếu tiểu cầu, cơ thể sẽ không thể cầm máu nếu bị chảy máu, do đó có thể dẫn đến bị mất máu nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Trạm 2

  1. Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng), đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể.
  2. Những cơ chế miễn dịch.
  • Hàng rào bảo vệ tự nhiên gồm: da, niêm mạc (đường tiêu hóa, đường hô hấp), dịch tiết (nước mắt, nước bọt, dịch vị…) ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Thực bào: bạch cầu đến thực bào mầm bệnh nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Phản ứng viêm: tạo ổ viêm để cô cụm mầm bệnh và kích thích bạch cầu đến thực bào mầm bệnh.
  • Sinh kháng thể: bạch cầu tiết ra kháng thể có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên trên mầm bệnh và tiêu diệt kháng nguyên.
  1. “Mụn trứng cá” là phản ứng miễn dịch vì mụn trứng cá chín chính là ổ viêm.
  2. Tiêm vaccine giúp phòng bệnh vì vaccine chứa kháng nguyên, khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh và “ghi nhớ” lại kháng nguyên đó.

Trạm 3

  1. Tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O vào bảng dưới đây:

Nhóm máu

A

B

AB

O

Kháng nguyên

A

B

A, B

Không có

Kháng thể

Anti – B

Anti – A

Không có

Anti – A

Anti – B

  1. Thông tin nhóm máu là thông tin cần phải có khi truyền máu (nhận máu hoặc cho máu) vì khi truyền khác nhóm máu có thể sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu, gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu.
  2. Người nhóm máu O có thể truyền cho người ở những nhóm máu còn lại A, B, AB. Vì người nhóm máu O không có kháng nguyên trên hồng cầu nên người này không bị phá vỡ trong máu người nhận.

Người nhóm máu AB không thể truyền cho người nhóm máu khác vì trên hồng cầu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B nên hồng cầu người này sẽ bị phá vỡ khi kết hợp với kháng thể trong máu người nhận khác nhóm máu từ đó gây phản ứng sốc, nguy hiểm tính mạng người nhận.

KẾT LUẬN

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án điện tử khoa học tự nhiên 8 cánh diều, soạn giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 cánh diều phần sinh học bài 30, giáo án điện tử KHTN 8 CD Bài 30 Máu và hệ tuần hoàn ở người, giáo án ppt sinh 8 cánh diều

Xem thêm giáo án khác