Soạn giáo án điện tử HĐTN 7 chân trời bản 1 tuần 19: Nhiệm vụ 1, 2 chủ đề 5
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 1 mới bài tuần 19: Nhiệm vụ 1, 2 chủ đề 5. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Trong thời gian 3 phút mỗi nhóm liệt kê những biểu hiện của tiết kiệm/ lãng phí tiền mà các bạn trong tổ từng thấy hoặc biết. Sau 3 phút, đại diện của mỗi nhóm đứng lên đọc câu trả lời. Nhóm nào kể được nhiều hơn thì nhóm đó giành chiến thắng.
Quan sát tranh bên, mô tả hoạt động của nhân vật trong tranh và ý nghĩa của việc làm đó; thảo luận ý nghĩa thông điệp của chủ đề.
CHỦ ĐỀ 5: CHI TIÊU CÓ KẾ HOẠCH
TUẦN 19 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: NHIỆM VỤ 1, 2 CHỦ ĐỀ 5
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tìm hiểu cách kiểm soát chi tiêu
- Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền
- Tìm hiểu cách kiểm soát chi tiêu
Quan sát sau và giới thiệu về các nhu cầu chi tiêu thông thường của mỗi người:
- Chi cho ăn uống: các khoản tiền dùng để mua đồ ăn sáng, ăn vặt,...
- Chi cho học tập: các khoản tiền dùng để mua các dụng cụ học tập (sách tham khảo, bút viết, giấy...)
- Chi cho sở thích: các khoản tiền dùng để mua đồ chơi, sách truyện giải trí, đồ quần áo....
- Làm việc cá nhân, liệt kê các khoản chi tiêu trong 1 tháng vừa qua của mình, sau đó chia sẻ với bạn cùng bàn.
Hãy chia sẻ kế hoạch chi tiêu 1 tháng của bản thân.
- Em có chỉ tiêu cho khoản nào khác ngoài 3 khoản chi trong tranh không?
- Em chi nhiều nhất cho việc gì và ít nhất cho việc gì?
- Em có sử dụng tiền để chi cho việc gì đột xuất hoặc mua một món đồ tốn kém nào không?
- Em có để dành một số tiền từ số tiền em có không?
Kết luận
Mỗi người có nhu cầu chi tiêu, cách phân bổ và sử dụng tiền khác nhau. Để đảm bảo việc chi tiêu mỗi tháng không vượt quá số tiền nhận được, chúng ta nên linh hoạt áp dụng các nguyên tắc chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
Quy tắc 50/30/20
- 50% số tiền dành cho ăn uống và đi lại
- 30% dành cho mua sắm dụng cụ học tập và mua quà tặng.
- 20% tiết kiệm.
Quy tắc 60/30/10
- 60% số tiền dành cho ăn uống với bạn bè, mua khẩu trang và dụng cụ thể thao…
- 30% dành cho việc đi xem phim, đóng tiền quỹ lớp…
- 10% tiết kiệm…
Hoạt động nhóm
- Phân loại các khoản chi trong tháng của bản thân theo nguyên tắc 50/30/20.
- Tính tỉ lệ phần trăm số tiền chi cho mỗi nhóm.
- So sánh kết quả với thành viên trong nhóm.
Kết luận
Việc chi tiêu của mỗi người sẽ khác nhau tuỳ theo nhu cầu và số tiền hiện có của người dó. Chúng ta có thể linh hoạt trong việc sử dụng quy tắc chi tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo rằng các khoản chi không vượt quá số tiền hiện có của bản thân.
Làm việc cá nhân trong 5 phút, sắp thứ tự ưu tiên các khoản chi trong tháng này mà mình vừa liệt kê.
Theo em, vì sao cần xác định thứ tự ưu tiên các khoản chi trong tháng?
Có nhiều cách giúp kiểm soát các khoản chi tiêu cá nhân như phân loại các khoản chi tiêu theo nhóm, phân bổ số tiền cần chi cho mỗi nhóm và xác định thứ tự ưu tiên cho các khoản cần chi trong từng tháng.
- Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền
Kể một số cách em và người thân đã làm để tiết kiệm chi tiêu trong gia đình. Vì sao làm như vậy có thể giúp tiết kiệm tiền?
Hoạt động nhóm
Thảo luận về hiệu quả cách thực hiện của 7 cách tiết kiệm theo mẫu:
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm 7 CTST bản 1 tuần 19: Nhiệm vụ 1, 2 chủ đề, bài giảng điện tử hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo bản 1
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác