Soạn giáo án điện tử công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 21: Công nghệ trồng cây không dùng đất
Giáo án powerpoint công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều mới bài bài 21: Công nghệ trồng cây không dùng đất. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI MÔN HỌC
KHỞI ĐỘNG
Quan sát Hình 21.1, cho biết hình nào mô tả phương pháp trồng cây không dùng đất. Vì sao?
Hình 21.1A và C thể hiện phương pháp trồng cây không dùng đất. Bởi vì:
- Hình 21.1A cho thấy cây rau muống mọc lên từ khay chứa viễn đá bọt
- Hình 21.1C thể hiện cây xà lách có bộ rễ trắng được nhấc lên từ thùng chứa dung dịch
- Hình 21.1B cây hành mọc trên đất canh tác truyền thống và phổ biến
BÀI 21: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY KHÔNG DÙNG ĐẤT
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm về trồng cây không dùng đất
- Cơ sở khoa học của trồng cây không dùng đất
- Các hệ thống trồng cây không dùng đất
- Khái niệm về trồng cây không dùng đất
Thảo luận cặp đôi
Nêu khái niệm trồng cây không dùng đất và ưu, nhược điểm của phương pháp này.
- Trồng cây không dùng đất là biện pháp canh tác trong dung dịch dinh dưỡng hoặc trên giá thể không có nguồn gốc đất tự nhiên.
- Ưu điểm:
+ Tăng mật độ trồng; giảm thuốc trừ sâu, bệnh và cỏ; kiểm soát được môi trường, giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng tốt và an toàn với con người, thân thiện với môi trường
+ Tái sử dụng nguồn nước và dinh dưỡng, giảm các chi phí, tận dụng diện tích (ban công, sân thượng,...)
+ Tăng hiệu quả kinh tế
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn
+ Yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao
+ Nguồn vật liệu, thiết bị, máy mọc hạn chế
+ Khi bị bệnh có thể lây lan nhanh, cần kiểm tra và theo dõi thường xuyên
Quan sát Hình 21.2 và cho biết vì sao cây hồng môn có thể sống trong bình nước mà không cần đất.
Vì trong trong bình đã có nước và dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây; mặt khác bình đã tạo thế đứng cho cây nên bộ rễ và lá thực hiện được các chức năng của chúng một cách thuận lợi.
- Cơ sở khoa học của trồng cây không dùng đất
2.1. Giá thể
Quan sát Hình 21.3 và cho biết: Giá thể trồng cây cần có những đặc điểm gì?
- Giá thể trồng cây không dùng đất là vật liệu giúp bộ rễ cây phát triển thuận lợi.
- Giá thể là một hay hỗn hợp nhiều vật liệu tạo độ thông thoáng và giữ được nước tốt tuỳ theo yêu của cầu phương pháp trồng cây không dùng đất
+ Xơ dừa, len đá có khả năng giữ nước tốt nên được dùng trong hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt, khi canh; mút xốp, trấu hun dùng trong hệ thống màng mỏng dinh dưỡng,...
2.2. Dung dịch dinh dưỡng
Đọc khái niệm và quan sát Bảng 21.1 để trả lời câu hỏi:
Vì sao khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây?
Khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây vì:
Cây trồng cần chất dinh dưỡng đa lượng và các nguyên tố vi lượng để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Với từng nguyên tố dinh dưỡng khác nhau cây trồng cần với liều lượng khác nhau. Mỗi nguyên tố đều đóng một vai trò quan trọng thiết yếu trong sự phát triển tốt của cây trồng.
KẾT LUẬN
- Dung dịch dinh dưỡng được pha chế từ các loại phân bón khác nhau và nước, có chứa đầy đủ các nguyên tố thiết yếu cho cây trồng.
- Tuỳ theo từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện thời tiết cần kiểm soát nồng độ và pH dung dịch dinh dưỡng bằng máy đo pH, độ dẫn điện (EC) để đạt năng suất và chất lượng tối ưu.
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 10 Cánh diều, giáo án powerpoint công nghệ 10 trồng trọt Cánh diều bài 21: Công nghệ trồng cây không dùng, bài giảng điện tử công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác