Soạn giáo án điện tử công dân 7 cánh diều bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Giáo án powerpoint Công dân 7 cánh diều mới bài bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Các em hãy báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà:
Thuyết trình về sản phẩm tranh / ảnh tuyên truyền về bạo lực học đường.
Trình diễn văn nghệ về bạo lực học đường.
- Tình huống các em đề cập đến trong tiết mục là gì?
- Nếu gặp tình huống đó em sẽ giải quyết như thế nào?
BÀI 9: ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường
Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường
- Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống
bạo lực học đường
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Chia lớp thành 4 – 6 đọc thông tin (SGK tr.44, 45):
Tự nghiên cứu và ghi vào giấy A0 những thông tin quan trọng.
Hãy nêu quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.
Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khoẻ và nhân phẩm.
Trách nhiệm thầy cô và gia đình trong việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh.
Nếu dùng các hình thức ứng phó với bạo lực học đường không đúng như trả thù sẽ chịu các hình phạt theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.
Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin:
Học sinh có quyền:
- Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Học sinh có nghĩa vụ:
- Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
- Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.
- Phân vai và đóng tiểu phẩm:
- Trường hợp 1: S bị bạn trong lớp đe doạ và lấy đồ. Hành vi này là vi phạm nội quy của nhà trường, vi phạm Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. S đã chia sẻ với cô giáo chủ nhiệm và cô đã can thiệp, phân tích cho nhóm bạn kia về hành động của mình.
- Trường hợp 2: Chưa có hành vi vi phạm pháp luật vì H mới dự định đoạ đánh M. Bố mẹ H đã khuyên con từ bỏ ý định đó và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để cùng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.
- Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường
Phòng ngừa bạo lực học đường
Quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn, xác định và giải thích ý nghĩa những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường.
Đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lí để đưa ra lời khuyên về cách phòng chống bạo lực học đường cho các bạn HS.
- Những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường:
- Kết bạn với bạn tốt, hoà nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn.
- Tránh xa bạn xấu, phim ảnh, game bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Kiềm chế cảm xúc; khéo léo trong giải quyết hiểu lầm, xích mích,...
- Kịch ngắn thể hiện buổi tư vấn của chuyên gia tâm lí về cách phòng, chống bạo lực học đường cho các bạn HS.
NHIỆM VỤ HỌC TẬP
- Các em thực hiện nhiệm vụ học tập theo 3 trạm.
- Ở mỗi trạm: Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu theo nhóm 2 - 3 học sinh.
- Thời gian cho cả 3 trạm không quá 10 phút. Nhiệm vụ cụ thể của từng trạm:
- Trạm 1. Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực về mặt thể chất.
- Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi a, b, c (SGK tr.48).
- a) Các bạn học sinh trong những hình anh trên đang gặp những tình huống nguy hiểm nào?
- b) Theo em, các bạn ấy đã làm gì để ứng phó với tình huống đó?
- c) Ngoài những cách ứng phó đó, em còn biết những cách nào khác?
Giáo án điện tử Công dân 7 cánh diều, giáo án powerpoint Công dân 7 cánh diều bài 9: Ứng phó với bạo lực học, bài giảng điện tử Công dân 7 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác