Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức Chuyên đề 2 bài 6: Suy giảm tín hiệu (P2)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Vật lí 11 Chuyên đề 2 bài 6: Suy giảm tín hiệu (P2) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Hoạt động 3. Tổng kết bài học
- Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức vừa xây dựng được cho HS về các loại môi trường truyền dẫn và sự suy giảm tín hiệu trong quá trình truyền dẫn
- Nội dung: GV giao cho HS 1 số nhiệm vụ để củng cố kiến thức về các loại môi trường truyền dẫn và sự suy giảm tín hiệu trong quá trình truyền dẫn
- Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận, thực hiện nhiệm vụ của HS
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS tìm hiểu thêm về các ứng dụng khác nhau trên thực tế sử dụng các loại môi trường truyền dẫn khác nhau, lấy ví dụ cụ thể. - GV tiếp tục giao cho HS một số bài tập về việc chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo như dB, dBm và mW. VD: Đổi các đơn vị đo sau: a) 5 mW = ..... dB b) 3 mW = …..dB c) 1,5dBm = ….. W d) 2 dBm = …… W - GV tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà cho HS Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ôn tập lại các kiến thức đã học về tín hiệu tương tự và tín hiệu số Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày, tổng kết bài học về các nội dung: + Môi trường truyền dẫn và các loại môi trường truyền dẫn + Sự suy giảm tín hieuejt rên đường truyền và đơn vị đo là dB và dB/km + Các nguyên nhân gây suy giảm tín hiệu trên đường truyền có dây và không dân - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. |
V. TỔNG KẾT - Môi trường truyền dẫn: là bất cứ thứ gì có thể mang thông tin từ nguồn đến đích, trong truyền thông dữ liệu thì môi trường truyền dẫn thường là không gian tự do, cáp đồng hoặc cáp sợi quang - Phân loại môi trường truyền dẫn: + hữu tuyến – có dây (cáp kim loại, cáp sợi quang) + vô tuyến – không dây (sóng radio, sóng micro và sóng hồng ngoại). - Sự suy giảm tín hiệu là sự mất mát năng lượng khi tín hiệu được truyền qua môi trường truyền dẫn - Đơn vị đo độ lợi và suy giảm theo công suất là dB và dB/km - Nguyên nhân gây suy giảm tín hiệu khi truyền qua cáp đồng trục: do chiều dài dây dẫn, do các mỗi nỗi, các bộ chia, do nhiệt độ môi trường thay đổi làm thay đổi tính chất dẫn điện, cách điện, do điện trở, điện môi và phát xạ,... - Nguyên nhân gây suy giảm tín hiệu khi truyền qua cáp sợi quang: do vật liệu chế tạo sợi quang hấp thụ ánh sáng, các tạp chất trong quá trình chế tạo sợi quang sẽ hấp thụ ánh sáng, do tán xạ ánh sáng, tán sắc ánh sáng, do khoảng cách truyền dẫn, do sợi quang bị uốn cong.... làm mất mát năng lượng dẫn đến sự suy giảm tín hiệu. - Nguyên nhân gây nên suy giảm tín hiệu khi truyền qua môi trường không dây: do khoảng cánh truyền dẫn, do hiệu ứng đa đường truyền; do vật cản như các toà nhà, cây xanh; do sự chuyển động của các bộ thu phát; do sự khúc xạ, nhiễu xạ và tán xạ; do điều kiện thời tiết,... làm tín hiệu bị suy giảm. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận
- Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
- Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Môi trường truyền dẫn có dây dây là:
- Sóng radio
- Sóng micro
- Cáp quang
- Hồng ngoại
Câu 2: Môi trường truyền dẫn được phân ra thành mấy loại?
- 2 loại
- 3 loại
- 4 loại
- 5 loại
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tín hiệu khi truyền tín hiệu qua cáp đồng trục là:
- Do vật liệu hấp thụ ánh sáng
- Do khoảng cách truyền dẫn
- Do điện trở, điện môi và phát xạ
- Do sự khúc xạ, nhiệu xạ, tán xạ
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tín hiệu khi truyền tín hiệu trong môi trường không dây là:
- Do hiệu ứng đa đường truyền, do vật cản
- Do sợi quang bị uống cong khi chế tạo hoặc lắp đặt
- Do vật liệu hấp thụ ánh sáng
- Do nhiệt độ môi trường
Câu 5: Công thức tính độ lợi và suy giảm theo công suất là:
- GV chiếu bài tập tự luận củng cố thêm kiến thức cho HS về suy giảm tín hiệu: Một tín hiệu có công suất đầu vào là P1 =5,0 mW và công suất đầu ra là P2=0,0002 mW. Xác định độ suy giảm tín hiệu tính bằng dB.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập trắc nghiệm:
1 - C |
2 – A |
3 - C |
4 - A |
5 - B |
* Bài tập tự luận
Độ suy giảm tín hiệu:
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày các dự án nhóm đã chuẩn bị
- Tổ chức thực hiện: Câu trả lời của HS về vấn đề GV đưa ra
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện bài tập sau: Hình sau là đồ thị biểu diễn một tín hiệu số ở đầu và ở cuối một đường truyền tín hiệu.Nêu và giải thích hai nguyên nhân khiến tín hiệu ở cuối đường truyền khác với tín hiệu ở đầu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Tín hiệu ở cuối đường truyền khác với tín hiệu sở đầu là do khuếch đại tín hiệu và do sự suy giảm tín hiệu, hai nguyên nhân này có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình truyền tín hiệu.
- Các nhóm HS nhận xét, đánh giá chấm chéo dự án học tập của nhóm bạn.
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
*Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập và củng cố kiến thức vừa học trong bài
- Lấy một số ví dụ về các ứng dụng trong thực tế sử dụng cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp sợi quang và vô tuyến để truyền tín hiệu
- Xem trước nội dung Bài 7. Cảm biến
Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối Chuyên đề 2 bài 6: Suy giảm tín, GA word chuyên đề Vật lí 11 kntt Chuyên đề 2 bài 6: Suy giảm tín, giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức Chuyên đề 2 bài 6: Suy giảm tín
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo