Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 2: Cường độ trường hấp dẫn (P3)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Vật lí 11 chuyên đề 1 Bài 2: Cường độ trường hấp dẫn (P3) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Hoạt động 5. Tổng kết bài học

  1. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức vừa xây dựng trong bài học
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS củng cố bài học theo các nội dung trong mục “Em đã học” và “Em có thể”
  3. Sản phẩm học tập: Tổng kết kiến thức về cường độ trường hấp dẫn
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV củng cố bài học theo các nội dung ở mục “Em đã học” và “Em có thể” trang 18 SGK

- GV yêu cầu HS đọc thêm phần “Em có biết” trong SGK – tr18

 - GV giới thiệu cho HS: sóng hấp dẫn là một trong những hiện tượng vật lí đang được nghiên cứu nhiều ngay nay (link video)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ôn tập lại các kiến thức đã học về cường độ trường hấp dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS nhắc lại các kiến thức về khái niệm cường độ trường hấp dẫn, biểu thức cường độ trường hấp dẫn, đường sức trường hấp dẫn, cường độ trường hấp dẫn của Trái Đất.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

IV. TỔNG KẾT

- Cường độ trường hấp dẫn là đại lượng vectơ, đặc trưng cho trường hấp dẫn về phương diện tác dụng lực. Ở gần mặt đất, độ lớn cường độ trường hấp dẫn của Trái Đất bằng hằng số. Đơn vị cường độ trường hấp dẫn là N/kg.

- Biểu thức tính cường độ trường hấp dẫn của những vật hình cầu đồng chất tại một

điểm bên ngoài hình cầu là:

- Đường sức trường hấp dẫn của vật hình cầu đồng chất là những đường thẳng từ vô cùng hướng vào tâm của vật hình cầu.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Biểu thức tính cường độ hấp dẫn của những vật hình cầu đồng chất tại một điểm bên ngoài hình cầu là:

 

Câu 2: Đơn vị cường độ trường hấp dẫn là:

  1. N.m
  2. N/kg
  3. J/kg
  4. D. m/s2

 

Câu 3: Chọn đáp án đúng về đường sức biểu diễn trường hấp dẫn

  1. Là các đường cong khép kín
  2. Là các đường thẳng đi từ tâm của vật ra vô cùng
  3. Là các đường thẳng đi từ vô cùng hướng vào tâm của vật
  4. Là các đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

 

Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về cường độ trường hấp dẫn

  1. Là đại lượng vector
  2. Đặc trưng cho trường hấp dẫn về phương diện tác dụng lực
  3. Tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa vật và điểm đang xét
  4. Có đơn vị là N/kg

 

Câu 5: Khối lượng Mộc Tinh lớn hơn khối lượng Trái Đất 320 lần trong khi bán kính của nó lớn hơn bán kính Trái Đất 11,2 lần. Nếu cường độ trường hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất là 9,81 N/kg thì cường độ trường hấp dẫn trên bề mặt Mộc Tinh là bao nhiêu? Biết M = 5,97.1024 kg; R= 6370km, hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11

  1. A. 25,03 N/kg
  2. 25,03.10-6 N/kg
  3. 17,86.10-8 N/kg
  4. 27,86 N/kg

 

 -  GV chiếu một số bài tập tự luận củng cố thêm kiến thức cho HS về cường độ trường hấp dẫn

Câu 1. Dựa vào bảng sau hãy xác định cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt các thiên thể

Thiên thể

Khối lượng (kg)

Bán kính (km)

Trái Đất

5,97 . 1024

6 370

Mặt Trăng

7,73 . 1022

1 737

Mặt Trời

1,99 . 1030

696 340

 

Câu 2.

  1. a) Tính cường độ trường hấp dẫn tại:
  • Đỉnh Fansipan (Phan-xi-păng) có độ cao 3143 m so với mực nước biển
  • Trạm không gian quốc tế (ISS), độ cao quỹ đạo này là 370 km so với mực nước biển.
  1. b) Cường độ trường hấp dẫn tại hai nơi trên giảm bao nhiêu phần trăm so với cường độ trường hấp dẫn trên mặt đất.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập trắc nghiệm:

1 - A

2 – B

3 - C

4 - C

5 - A

 

* Bài tập tự luận

Câu 1.

Cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt Trái Đất có độ lớn là:

Cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng có độ lớn là:

Cường độ trường hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trời có độ lớn là:

Câu 2.

  1. a) Cường độ trường hấp dẫn tại đỉnh Fansipan là:

Cường độ trường hấp dẫn tại Trạm không gian quốc tế là:

  1. b) Cường độ trường hấp dẫn tại đỉnh Fansipan giảm 1%, tại trạm không gian quốc tế giảm 11%

 

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan
  3. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi: Tại sao Trái Đất “nhận biết” được các vật có khối lượng xung quanh để nó tương tác?

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi: Tại sao Trái Đất “nhận biết” được các vật có khối lượng xung quanh để nó tương tác?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra  

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi: HS so sánh lực hấp dẫn với lực điện, lực từ cần trường điện, trường từ => lực hấp dẫn cần trường hấp dẫn để trương tác.  

- HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 

*Hướng dẫn về nhà

  • Ôn tập và củng cố kiến thức vừa học trong bài
  • Xem trước nội dung Bài 3. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối chuyên đề 1 Bài 2: Cường độ trường, GA word chuyên đề Vật lí 11 kntt chuyên đề 1 Bài 2: Cường độ trường, giáo án chuyên đề Vật lí 11 kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 2: Cường độ trường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI