Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 KNTT bài 5: Dấu ngoặc kép, biện pháp tu từ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 5: Dấu ngoặc kép, biện pháp tu từ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP DẤU NGOẶC KÉP, BIỆN PHÁP TU TỪ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn, đoạn văn.

- HS nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn.

- Năng lực nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

  1. Phẩm chất

  - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của GV

- Giáo án.

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn với HS về các biện pháp tu từ đã học, sau đó dẫn vào bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Nhắc lại và nắm vững kiến thức về dấu ngoặc kép, các biện pháp tu từ.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và lấy ví dụ.

+ Nhóm 2: Nhắc lại định nghĩa về nhân hóa và lấy ví dụ về nhân hóa.

+ Nhóm 3: Nhắc lại định nghĩa về so sánh và lấy ví dụ về so sánh.

+ Nhóm 4: Nhắc lại định nghĩa về ẩn dụ và lấy ví dụ về ẩn dụ.

+ Nhóm 5: Nhắc lại định nghĩa về hoán dụ và lấy ví dụ về hoán dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Dấu ngoặc kép

- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp.

- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt.

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.

2. Nhân hóa

- Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.

3. So sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

4. Ẩn dụ

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Hoán dụ

- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó sửa bài.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

1. Việc dùng dấu ngoặc kép trong các câu văn sau có tác dụng gì?

a. Đã đem lòng mến yêu mảnh đất này từ lâu nên lòng bồi hồi, náo nức, tôi cứ thầm thì hát: “Ai đứng như bóng dừa...”.

b. Thật kì diệu khi vùng đất “địa linh nhân kiệt” này đã hiến dâng cho đất nước những văn tài nức tiếng, những võ tướng kiệt xuất, tất cả đều xả thân hi sinh cho quê hương đất nước.

c. Là một nhà văn, phải viết những gì, viết làm sao cho những “kho báu” ấy khong bị lãng quên?

2. Viết 2 – 3 câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ sau.

Hàm Luông hò hẹn sông Cầu

Bóng dừa ôm lấy bóng cau trập trùng

Trời mưa mắt lá rung rung

Tri âm đâu có ngại ngùng đường xa

Câu thơ quyện thắm phù sa

Cháy lên thành lửa cho ta nhớ mình.

Gợi ý đáp án:

  1. Dẫn câu trực tiếp (a); hiểu từ ngữ theo nghĩa đặc biệt (b,c).
  2. Từ láy: rạng rỡ: vẻ tự hào, hạnh phúc của các anh hùng trước những chiến công lẫy lừng.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Hoán dụ là:

A. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

B. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

C. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

D. Tất cả đều đúng.

2. Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

Mồ hôi mà chảy xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

3. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Nói quá

II. Tự luận (7 điểm)

4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh câu ca dao sau: (2 điểm)

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

5. So sánh để thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Lấy ví dụ minh họa. (2,5 điểm)

6. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 – 15 dòng tả cảnh mặt trời mọc (có sử dụng các phép: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ). (2,5 điểm)

1 – B; 2 – D; 3 – D.

  1. 4. Biện pháp tu từ nhằm làm nổi bật bức tranh non nước xứ Nghệ tươi đẹp, nên thơ, quyến rũ, từ đó thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.

5.

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Giống nhau

- Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

- Đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Khác nhau

Giữa hai sự vật, hiện tượng có nét tương đồng.

Giữa hai sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi.

Ví dụ:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

 Hình ảnh Bác Hồ được ví với mặt trời. Mặt trời soi sáng, đem lại sự sống cho muôn loài, muôn vật. Bác Hồ là người soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 Bàn tay là chỉ sức lao động của con người (Bàn tay và con người có mối quan hệ gần gũi, quan hệ giữa bộ phận và toàn thể).

  1. a. Nội dung

- Mở đoạn: Giới thiệu cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông).

- Thân đoạn:

+ Tả từ khái quát đến cụ thể cảnh mặt trời mọc.

+ Ấn tượng chung về vẻ đẹp.

- Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của người viết trước vẻ đẹp thiên nhiên.

  1. Hình thức:

- Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, viết câu, dùng từ.

- Sử dụng phương thức miêu tả, có thể kết hợp với biểu cảm.

- Có sử dụng phép so sánh,ẩn dụ, hoán dụ,…


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 kết nối bài 5: Dấu ngoặc kép, biện pháp tu, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 kntt bài 5: Dấu ngoặc kép, biện pháp tu, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 5: Dấu ngoặc kép, biện pháp tu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác