Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 KNTT bài 3: Cô bé bán diêm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 3: Cô bé bán diêm sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CÔ BÉ BÁN DIÊM

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong VB.

  - Xác định được chủ đề của bài thơ.

- Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v…

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

Năng lực riêng:

- Nhận biết và phân tích được người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong VB.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô bé bán diêm.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cô bé bán diêm.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào để hiểu và phân tích các VB được học.

- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: Biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án.       

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
  3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho lớp thi tóm tắt truyện Cô bé bán diêm.

- GV dẫn dắt vào bài học.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập về miêu tả nhân vật trong truyện kể

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của miêu tả nhân vật trong truyện kể như ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, thế giới nội tâm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, nêu lại các đặc điểm của miêu tả nhân vật trong truyện kể.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Miêu tả nhân vật trong truyện kể

- Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…);

- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh;

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại;

- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.

Hoạt động 2: Ôn tập VB “Cô bé bán diêm”

  1. a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
  2. b. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả và tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của VB “Cô bé bán diêm” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Nhân vật chính trong VB là ai?

+ Phương thức biểu đạt của VB là gì?

+ Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Tìm các chi tiết miêu tả về hoàn cảnh sống của em bé bán diêm.

+ Nhóm 2: Phân tích ý nghĩa của các lần quẹt diêm.

+ Nhóm 3: Tại sao nói cái chết của em bé bán diêm là một bi kịch lạc quan?

+ Nhóm 4: Nêu nghệ thuật và nội dung của truyện Em bé bán diêm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VB

1. Tác giả

- Hans Christian Andersen (1805 – 1875), Đan Mạch.

- Là nhà văn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà rất gần gũi với con người, cuộc sống đời thường.

2. Tác phẩm

- Các tác phẩm nổi tiếng: Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế.

- Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của Andersen.

3. Truyện Cô bé bán diêm

- Người kể chuyện: ngôi thứ ba;

- Phương thức biểu đạt: tự sự;

- Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1: Từ đầu... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra: hoàn cảnh của em bé bán diêm;

+ Đoạn 2: Tiếp theo... họ đã về chầu Thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của em bé;

+ Đoạn 3: Còn lại: Mọi người phát hiện ra cái chết của em bé.

 

 

 

 

 

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Hoàn cảnh của em bé bán diêm và em bé trong đêm giao thừa

a. Cuộc sống của em bé bán diêm

- Ngoại hình

- Gia cảnh

 Tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng sự yêu thương, quan tâm, sự chia sẻ.

b. Trong đêm giao thừa

- Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà >< Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em bé.

 Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải mà không được ai đoái hoài, quan tâm, giúp đỡ.

2. Thực tế và mộng tưởng

Quẹt 5 lần:

- 4 lần đầu: mỗi lần 1 que.

- Lần cuối: cả bao.

- Lần 1:

Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng  Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm.

- Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay…  Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi);

- Lần 3: Cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh…  Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới.

- Lần 4: Thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em  Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết sâu sâu;

- Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao  Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc.

Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm:

- Khi diêm tắt, em bé trở về với thực tế phũ phàng

- Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế...

 Ý nghĩa: Thực tế cuộc sống chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo.

3. Cái chết của em bé bán diêm

- Sáng hôm sau – ngày đầu năm mới, mọi người phát hiện ra em bé đã chết: mặt ửng hồng, môi mỉm cười  Sự giải thoát, về thiên đường, về với hạnh phúc, nó chỉ có ở một thế giới phi hiện thực.

 Người đời lãnh đạm, thiếu tình thương.

 Cái chết vô tội, thương tâm.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.

- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.

- Sáng tạo trong cách kể chuyện mang tính song song đối lập.

- Sáng tạo trong cách viết kết truyện.

2. Nội dung, ý nghĩa

Truyện không có một lời trữ tình ngoại đề nào của tác giả, nhưng đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Là một cách nhắc nhở về thái độ của con người đối với cuộc sống.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV phát đề luyện tập, yêu cầu HS làm bài cá nhân:

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Tác giả của truyện Cô bé bán diêm là...

A. Ta-go

B. An-đéc-xen

C. Thạch Lam

D. Tô Hoài

Câu 2. Nhà văn An-đéc-xen là người nước nào?

A. Nga

B. Ấn Độ

C. Hung-g

-ri

D. Đan Mạch

Câu 3. Điều nào sau đây không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm?

A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.

B. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha.

C. Người cha yêu thương cô bé hết lòng.

D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống.

Câu 4. Từ “lãnh đạm” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?

A. Tỏ ra căm ghét và khinh thường.

B. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng.

C. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy.

D. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến.

Câu 5. Nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm.

A. Nghệ thuật tương phản giữa quá khứ và hiện tại.

B. Nghệ thuật tương phản giữa mộng tưởng và thực tại.

C. Nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh và số phận.

D. Nghệ thuật tương phản giữa hình dáng và tính cách.

Câu 6. Có ý kiến cho rằng câu chuyện kết thúc bằng cái chết của em bé bán diêm nhưng lại mang đậm màu sắc cổ tích. Màu sắc cổ tích ở cuối truyện là:

A. Hoàn cảnh cực khổ của cô bé bán diêm.

B. Niềm hạnh phúc của cô bé khi được trở về trong vòng tay yêu thương của người bà, trong những mộng tưởng vẫn hiển hiện trên nụ cười của em ngay cả khi đã từ giã cõi đời.

C. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng hiện ra trước mắt cô bé.

D. Bối cảnh đêm giao thừa.

Câu 7. Chọn các đáp án em cho là đúng:

Thông qua việc kể câu chuyện về cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã gửi đến cho người đọc thông điệp gì?

A. Thông điệp về sự thờ ơ, ghẻ lạnh của người đời.

B. Thông điệp về giấc mơ hạnh phúc của tuổi thơ.

C. Thông điệp về tình yêu đất nước và con người.

D. Thông điệp về ước mơ công lí và bình đẳng.

E. Thông điệp về tình yêu thương, sự sẻ chia đối với những con người bất hạnh.

II. Tự luận

Câu 8. Trong truyện, có rất nhiều chi tiết gây ấn tượng, em hãy cảm nhận về những chi tiết ấy bằng cách ghép các nhận định một cách phù hợp.

1. Đôi chân trần của em bé.

 

a. Ước mơ về cuộc sống được ăn no mặc ấm.

2. Nụ cười của em bé trong buổi sáng hôm sau.

 

b. Thương xót cho số phận của em bé nghèo.

3. Lần quẹt diêm thứ hai.

 

c. Ước mơ về nơi chỉ có niềm vui và hạnh phúc.

Câu 9. Trong tâm trí của cô bé bán diêm, ai được nhắc đến nhiều nhất? Vì sao người đó lại được nhắc đến nhiều như vậy?

Câu 10. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm trái ngược với hiện thực cuộc sống của cô bé. Em hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của mộng tưởng và hiện thực đó.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

B

D

C

D

B

B

A, B, E

II. Tự luận

Câu 8. 1 – b, 2 – c, 3 – a.

Câu 9. Trong tâm trí của cô bé bán diêm, bà được nhắc đến nhiều nhất vì sau khi mẹ mất, bà là người yêu thương em nhất.

Câu 10. Hiệu quả nghệ thuật: Đem đến cho người đọc niềm xót xa và cảm thông sâu sắc trước số phận của em bé.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. Nội dung: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.

- GV gợi ý: Nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” cho thấy hình thức đoạn văn là một bức thư. Bức thư này là bức thư nói lên suy nghĩ của em sau khi đọc xong truyện “Cô bé bán diêm”. Em có thể viết về niềm thương cảm của em dành cho cô bé bán diêm, có thể viết về sự đồng tình của em với suy nghĩ của nhà văn, hay em cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình về cái kết không có hậu giống như trong truyện cổ tích.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 kết nối bài 3: Cô bé bán diêm, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 kntt bài 3: Cô bé bán diêm, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 kết nối tri thức bài 3: Cô bé bán diêm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác