Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 12 CTST Bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố)
Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 12 Bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố) chương trình mới sách chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 12 CTST
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI MÔN NGỮ VĂN!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy cho biết tục thờ cúng tổ tiên có được coi là mê tín dị đoan không? So sánh hai hình thức thờ cúng tổ tiên và mê tín dị đoan?
Tục thờ cúng tổ tiên:
- Là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, sự hiếu thảo của con cái với ông bà, tổ tiên.
- Hoàn toàn không phải là một hình thức mê tín dị đoan.
Mê tín dị đoan:
- Là hình thức “mua thần bán thánh” lợi dụng sự mê tín của con người để trục lợi.
- Ví dụ: việc xem bói đầu năm, cúng giải hạn…
BÀI 4: SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT
ÔN TẬP VĂN BẢN: CON GÀ THỜ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
II. Nhắc lại kiến thức bài học
Phần I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản “Con gà thờ” và trả lời câu hỏi:
- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố?
- Trình bày một số hiểu biết của em về văn bản “Con gà thờ”?
Nhà văn Ngô Tất Tố (ngoài cùng, bên trái) cùng các bạn văn trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp
1. Tác giả
- Tên: Ngô Tất Tố (1894 – 1954).
- Quê quán: Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội.
- Là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, dịch giả có nhiều đóng góp quan trọng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lều chõng”, phóng sự “Việc làng”.
2. Tác phẩm
a. Thể loại
- Phóng sự.
- Đoạn trích “Con gà thờ” trích từ phóng sự “Việc làng”, gồm 16 thiên ghi chép những tập tục của làng quê miền Bắc trước cách mạng tháng Tám.
- Con gà thờ là thiên thứ mười viết về tục “lên lão” trước kia ở miền quê.
b. Tóm tắt
Phóng sự viết về việc ông chủ nhà trọ tiến hành việc mua gà, chọn gà, nuôi gà và chăm sóc gà trong 2 năm để chuẩn bị cho quá trình “lên lão” của mình.
2. Tác phẩm
c. Chủ đề
Hủ tục lễ thần khi người đàn ông đạt tuổi “lên lão” ở làng quê Việt Nam trước kia.
d. Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng phê phán, mỉa mai đối với những hủ tục ở làng quê.
e. Thông điệp
Không nên mê tín dị đoan để những hủ tục ảnh hưởng đến đời sống con người.
Phần II. Nhắc lại
kiến thức bài học
HOẠT ĐỘNG NHÓM – Đọc văn bản “Con gà thờ” và trả lời câu hỏi:
Chứng minh đoạn trích “Con gà thờ” là một phóng sự?
Các trình tự được thuật lại trong bài được diễn ra như thế nào?
Xác định ngôi kể cũng như điểm nhìn của văn bản?
- 1. Sự kiện
Văn bản viết về sự việc có thật ở làng quê Việt Nam trước kia, tục lễ thần khi “lên lão”.
Sự kiện lễ thần của ông chủ nhà trọ được miêu tả qua nhiều chi tiết, tập trung chủ yếu vào việc ông nuôi gà thờ trong 2 năm.
- 1. Sự kiện
Các chi tiết hiện thực được tái hiện: mua gà, chọn gà đến nuôi và chăm sóc gà đặc biệt là khi gà ốm.
Kết hợp cùng với thái độ đánh giá của người viết làm tăng tính xác thực của sự việc được miêu tả.
- 2. Trình từ sự việc trong văn bản
Giới thiệu khái quát gia thế của ông chủ nhà trọ.
- Các sự việc chính theo trình tự được thuật trong văn bản:
Chọn mua gà.
Nuôi và chăm sóc gà rất cẩn thận và thành kính.
Sự kiện gà ốm
Đôi gà được chữa trị cầu khấn mạnh khỏe trở lại.
Luộc gà, đồ xôi chuẩn bị mừng “lên lão”.
- 3. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật
Ngôi thứ nhất – Nhân vật xưng “tôi”
Kể sự kiện, miêu tả cảnh vật, con người và thâm nhập vào suy nghĩ tâm trạng của nhân vật.
Thấu hiểu lo lắng khi gà bị ốm, toại nguyện khi con gà thờ đạt 7kg.
Điểm nhìn
Điểm nhìn gần gũi của nhân vật “tôi”, trong mối quan hệ giữa “tôi” và “ông chủ trọ”.
Điểm nhìn từ bên trong, xuyên qua nội tâm, tâm trạng nhân vật.
Tác dụng
- “Tôi” trong vai người kể chuyện mang đến cho tác phẩm góc nhìn của người chứng kiến.
- Sự trình bày, đánh giá con người, đời sống trong tác phẩm vừa đáng tin cậy vừa phong phú và đa chiều.
Nghệ thuật
Nội dung
- 4. Tổng kết
- Kể lại quá trình hai năm ròng rã chọn gà, nuôi gà và chăm sóc gà của ông chủ nhà trọ, chuẩn bị cho lễ cúng “lên lão”.
- Phê phán, mỉa mai thói mê tín dị đoan cùng những hủ tục lạc hậu ở làng quê.
- Các chi tiết hiện thực phong phú, thể hiện thái độ đánh giá của người viết.
- Ngôi kể và điểm nhìn chân thực, tăng độ tin cậy của câu chuyện.
LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu bài tập
ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH
OLYMPIA
Với mỗi câu hỏi, trong vòng 10s đội nào bấm chuông trước được giành quyền trả lời trước. Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho các đội còn lại.
Xác định ngôi kể trong đoạn trích “Con gà thờ” trên?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ ba.
C. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba đan xen.
D. Ngôi kể không xác định được.
ĐÁP ÁN
A
1
Answer
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Theo lời kể của tác giả thì ông chủ trọ được đánh giá có hoàn cảnh thế nào?
A. Là tay cự phú.
B. Người có của ăn của để.
C. Kẻ nghèo rớt mùng tơi.
D. Giàu nhất nhì cái làng này.
ĐÁP ÁN
D
2
Answer
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Theo tác giả thì ở làng Vũ Đại, bao nhiêu tuổi sẽ “lên lão”?
A. Năm mươi tư tuổi.
B. Năm mươi nhăm tuổi.
C. Năm mươi sáu tuổi.
D. Năm mươi bảy tuổi.
ĐÁP ÁN
C
3
Answer
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Theo lệ làng thì gà sau khi vặt lông và luộc chín cần phải đạt mấy cân?
A. Ba cân.
B. Bốn cân.
C. Năm cân.
D. Bảy cân.
ĐÁP ÁN
B
4
Answer
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Việc chọn ngôi kể thứ nhất trong đoạn trích này có vai trò gì?
A. Miêu tả chân thực về hủ tục trong làng Vũ Đại.
B. Có thể bộc lộ suy nghĩ thoải mái.
C. Thể hiện cái nhìn phiến diện về sự việc xảy ra với ông chủ trọ.
D. Tăng tính chân thực cho sự việc đồng thời bộc lộ suy nghĩ cách nhìn về sự việc diễn ra tại nhà ông chủ trọ.
ĐÁP ÁN
D
5
Answer
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Câu 1: Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản?
Ngôi kể thứ nhất: người kể chuyện xưng “tôi”, kể sự kiện, miêu tả cảnh vật, con người, thâm nhập vào suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
Điểm nhìn: của nhân vật tôi, điểm nhìn từ bên trong xuyên qua nội tâm của nhân vật.
Trình tự: thuật lại theo mạch cốt truyện từ khi chọn gà, mua gà, nuôi và chăm sóc, đến khi gà bị ốm và được chữa trị…. Lời kể, lời miêu tả và bàn luận đan xen chân thực.
Câu 1: Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản?
Sự tổng hòa của các yếu tố trên đã làm nên thành công của phóng sự “Con gà thờ”.
Tạo “điểm nhấn” thu hút sự chú ý, tăng tính nghệ thuật và làm rõ hơn thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 2: Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện suy nghĩ của mình về nhân vật chủ nhà trọ làng Vũ Đại.
VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi
NGỮ LIỆU 1
“Tin tức truyền đi mới chóng làm sao! Bà này mới ra khỏi nhà độ mười lăm phút họ hàng làng nước kéo đến hỏi thăm rất đông. Người nào, người ấy nét mặt ngơ ngác, giống như đứng trước một tai nạn lớn của người ruột thịt.
Giữa khi ấy, bà mẹ ông chủ nhà tôi ở nhà trên lại nổi cơn bệnh. Ngồi ở nhà dưới cũng nghe tiếng rên và tiếng “ối chào”. Nhưng không ai ai nhắc đến bà cụ. Người ta chỉ hỏi chứng bệnh con gà.
Có người bày cho ông ý nên dùng tỏi tươi giã nhỏ mà bón cho nó. Ông ta nhất định không nghe, cho rằng toi tươi là uế tạp, nếu cho gà ăn nó sẽ uế tạp lây đến con gà. Vả chăng, bà vợ ông ấy đã đi mua đồ cúng rồi, nếu lại chữa thuốc cho gà, thì ra mình không tin ở quỷ thần nữa ư! Phải cứ thành tâm tin ở quỷ thần, hễ ngài vuốt ve đi cho thì nó khắc khỏi. Ông ta đáp lại họ mạc, làng nước như vậy.”
( Trích Con gà thờ - Ngô Tất Tố)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Tự sự và miêu tả
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
- Nói về việc đôi gà thờ của ông chủ nhà bị ốm.
- Mặc dù mẹ của ông cũng ốm nhưng lại chẳng đoái hoài gì, chỉ sốt sắng bắt vợ đi mua đồ làm lễ cầu cho đôi gà nhanh khỏi.
- Người dân quanh làng kéo đến hỏi thăm cũng chỉ chú ý đến đôi gà và bày cách cho lão chữa.
Câu 3: Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của mình về những hủ tục làng quê xưa.
Hình thức:
- Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng.
- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
Nội dung: Từ nội dung đoạn trích bày tỏ quan điểm cá nhân về sự mê tín dị đoan ở làng quê trong xã hội cũ.
- Con người chỉ tin vào thờ cúng, thần thánh, chẳng biết đến đúng sai, phải quấy.
- Chỉ vì đôi gà thờ mà ông chủ trọ chẳng đoái hoài gì đến mẹ mình, cả dân dàng Vũ Đại cũng vậy.
- Kết luận: Tư tưởng phong kiến, mê tín quá nặng nề, thể hiện sự thiếu hiểu biết, ít học của con người trong xã hội bấy giờ.
NGỮ LIỆU 2
“Nghĩa là có khi không bằng giá súc vật. Thật vậy, tôi thấy một vài con chó còn được chủ mua thịt bò cho ăn. Có khi, con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn một đứa tôi tớ trong nhà.
Mười sau người đủ hạng lớn bé, trẻ già này, mỗi người chỉ cầu như một con chó nhiều khi kém một con chó, mà lại còn đem chân tay ra làm nhiều việc có ích, rất nặng nhọc, mà vẫn không kiếm được việc. Tôi chỉ bọn trẻ, trai và gái chưa qua 12 tuổi và hỏi mụ già:
- Cái bọn này thì bà định kiếm cho chúng mỗi tháng độ bao nhiêu công?
Mụ già khinh khỉnh nhìn tôi từ đầu đến chân rồi quay đi chỗ khác. Mãi mới nói:
- Thời buổi này, bọn nhãi nhép ấy cứ được người ta mượn cơm không thôi đã là phúc!
- Thế thì tiền quà của bà chắc chả mấy….
- Cái đó đã hẳn! Nhưng mà được năm xu, một hào, thì cũng đủ. Bởi rẻ còn hơn ngồi không…..
Tôi chỉ cái bọn thằng nhỏ cùng loạt tuổi thôi mà hỏi:
- Thế bọn này?
- Đứa năm hào, đứa ba hào….
- Thế mấy bà lão định ở ví già, đương ngồi ăn ngô gốc cây kia kìa?
- Cũng quanh quẩn đâu vào cái giá ấy.”
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Trả lời:
- Đoạn trích trên trích từ văn bản “Cái giá trị làm người” của tác giả Vũ Trọng Phụng.
Trả lời:
- Nội dung chính của đoạn trích là màn đối thoại giữa nhân vật “tôi” với mụ già.
- Cho thấy giá trị của con người trong xã hội cũ vừa rẻ mạt lại thấp hèn.
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
Hình thức:
- Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng.
- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành
Nội dung:
- Từ đoạn trích, trình bày suy nghĩ của em về số phận con người trong xã hội cũ: rẻ rúng, không bằng một con chó.
- Chú ý lời bàn luận đầu tiên của tác giả.
- Tiếng nói tố cáo thực trạng xã hội cũ thối nát,…
NGỮ LIỆU 3
“Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.
… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”
(Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?
Biểu hiện: chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình".
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.
- So sánh: Sống thụ động “cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…”
- Ẩn dụ: con bè trên dòng nước lớn, sóng gió, giông bão.
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?
Đồng ý: vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên số phận của mình, thành tựu của mình.
Không đồng ý: vì cuộc đời mình không chỉ do mình quyết định mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh sống, sự may mắn…
Vừa đồng ý vừa không đồng ý: vì trong cuộc sống thành công một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn do sự “trợ giúp” của các yếu tố khác.
VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 2: Thực hành viết bài văn phân tích tác phẩm
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại kiến thức đã học
Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng
Ôn tập văn bản: Trên những chặng đường hành quân
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE! HẸN GẶP LẠI!
Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 12 CTST, giáo án điện tử dạy thêm Bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố) Ngữ văn 12 chân trời, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Con gà thờ (Ngô Tất Tố)
Thông tin về tải giáo án, tài liệu:
- Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
- Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
- Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học
Các tài liệu được nhận ngay và luôn:
- Giáo án powerpoint 2 bài đầu - cập nhật liên tục để 30/08 có đủ 1/2 kì 1
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
- Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án
Phí giáo án powerpoint dạy thêm:
- Mức phí: 600k.
-> Chỉ gửi trước 250k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Lúc nhận đủ kì 1 thì mới gửi nốt số còn lại
Cách Tải :
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án