Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: "Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý ki

Luyện tập: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1

Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: 

"Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".

Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời tựa trên.


  • Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại . Sự nghiệp sáng tác của ông kéo dài từ những năm bốn mươi đến những năm năm mươi của thế kỉ XX. Ông nổi tiểng là một nhà viết kịch và một tác giả tiểu thuyết chuyên viết về đề tài lịch sử. Đặc biệt, ông là một trong số không nhiều những tác giả kịch nói xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
  • Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và cũng là vở bi kịch xuất sắc nhất của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được viết trước Cách mạng, được xây dựng từ nhiều yếu tố có thật trong lịch sử. Từ một câu chuyện chỉ xuất hiện thoáng qua trong chính sử, Nguyễn Huy Tưởng muốn khái quát hoá thành những vấn đề vô cùng lớn lao của con người nói chung: nghệ sĩ và nhân dân, cái đẹp vĩnh cửu, muôn đời, vĩ đại với những lợi ích thiết thực, trước mắt.
  • Trích đoạn Vĩnh biệt cửu trùng đài là hồi cuối cùng của vở kịch. Kiến trúc sư thiên tài Vũ Như Tô theo lời Đan Thiềm mượn tay bạo chúa Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng xây công trình vĩ đại Cửu Trùng Đài "tranh tinh xảo với hoá công”, “thách cả những công trình sau trước”. Để xây Cửu Trùng Đài, Lê Tương Dực đã huy động tất cả sức người, sức của, đẩy nhân dân đến chỗ cực độ lầm than từ đó tạo nên mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân. Dân chúng oán thán Vũ Như Tô, đổ hết tội lỗi cho ông: “vua xa xỉ là vì ông. Công khố hao kiệt là vì ông, dân gian lầm than vì ông, man di oán hận vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”. Trong khi đó, trong triều, Lê Tương Dực cũng gây ra oán thù với Trịnh Duy Sản - một viên tướng bất phục muốn cướp quyền lực từ tay Lê Tương Dực. Trong hồi cuối cùng, lợi dụng sự oán thán của dân chúng, Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và đốt Cửu Trùng Đài.
  •  Nếu căn cứ vào diễn biến của vở kịch thì những kẻ trực tiếp giết Vũ Như Tô chính là binh lính nổi loạn dưới quyền Trịnh Duy Sản. Tuy vậy, nhìn sâu xa hơn, cuộc nổi loạn đó chỉ có thể diễn ra khi có sự ủng hộ của dân chúng, những người đã quá oán thán công trình Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô.
  • Trịnh Duy Sản và đám lính nổi loạn giết Vũ Như Tô đúng hay sai? Bề ngoài, Trịnh Duy Sản tưởng như là kẻ nắm được “chính nghĩa”, là kẻ giết một bạo chúa, đáp ứng nỗi bất bình của nhân dân quá đau khổ vì công trình Cửu Trùng Đài nhưng nếu nhìn vào những gì chính Trịnh Duy Sản và đám lính nổi loạn do Ngô Hạch cầm đầu đã làm thì mói thấy đó chỉ là sự lừa bịp. Trịnh Duy Sản giết vua chỉ để trả mối thù cá nhân và thoả khao khát quyền lực của mình. Quân nổi loạn cũng chỉ là những kẻ tham lam, háo sắc, cũng xiêu lòng trước sự quyến rũ của Kim Phượng và hiếu sát. Như vậy, có thể nói, thực chất, Trịnh Duy Sản chỉ lợi dụng sự bất bình của nhân dân để mưu tính cho riêng mình.
  •   Nhân dân, những người đã gián tiếp giết Vũ Như Tô: Nỗi bất bình của nhân dân là hoàn toàn chính đáng. Cuộc sống, hạnh phúc của họ bị tước đoạt và chà đạp chỉ để xây Cửu Trùng Đài thoả mãn thú ăn chơi của bạo chúa. Lợi ích thiết thực, cụ thể của họ bị hi sinh. Nhưng nhân dân vì quá bất bình đã trở nên mù quáng. Lòng căm giận đã biến họ thành mù quáng, đúng như lời Đan Thiềm: “Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông”. Họ đã bị kích động để trở thành một đám người say mê đốt phá, đổ tất cả tội lỗi cho Vũ Như Tô. Đốt Cửu Trùng Đài, nhân dân đã huỷ diệt chính mồ hôi, xương máu của họ, làm đất nước mất đi một công trình tuyệt mĩ. Như vậy, dù có động cơ chính đáng nhưng nhân dân đã phạm phải một sai lầm không thể cứu chữa được.
  •  Vũ Như Tô, người nghệ sĩ thiên tài: Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch. Ông có tài năng vĩ đại, có khao khát thực hiện tài năng của mình, có khát vọng mãnh liệt và ý chí cũng mãnh liệt quyết tâm xây dựng công trình Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ, ông nghĩ đến cái đẹp trác tuyệt, cao cả, vượt lên tất cả, cái đẹp cho muôn đời, vĩnh cửu. Tất cả những điều đó là hoàn toàn chính đáng. Tuy vậy, khát vọng của Vũ Như Tô là một khát vọng không thực tế, không thể thực hiện được và vì thế, Vũ Như Tô đã phạm phải một sai lầm bi kịch là mượn tay bạo chúa thực hiện giấc mộng sáng tạo, do đó, gây ra lầm than cho nhân dân. Vũ Như Tô chỉ nghĩ đến những giá trị cao siêu, muôn đời, vĩnh cửu mà quên đi lợi ích thiết thực, ngay trong hiện tại của nhân dân. Vũ Như Tô mù quáng, đến tận hồi cuối cùng, ông vẫn ngơ ngác không thể hiểu được “Tôi làm gì nên tội?”, không thể hiểu được mình đã chà đạp lên quyền sống của nhân dân để thoả giấc mộng xây Cửu Trùng Đài. Chính vì vậy, mặc dù xuất phát từ một động cơ đúng đắn nhưng Vũ Như Tô cũng đã phạm phải sai lầm và đã đi đến chỗ bị huỷ diệt.
  •  Suy nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng “Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết!” có lẽ chính là suy nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân, giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực, ngay trong hiện tại. Cả hai bên đều đúng và cả hai bên đều sai vì đều mù quáng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt. Đó là sự băn khoăn và cũng là sự tiếc thương cho cả nhân dân và Vũ Như Tô.

Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vĩnh biệt cửu trùng đài
Từ khóa tìm kiếm Google: luyện tập trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1, soạn luyện tập trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1,trả lời luyện tập trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1,Vĩnh biệt cửu trùng đài

Bình luận

Giải bài tập những môn khác