Soạn văn bài: Ôn tập phần văn học

Để nắm vững và hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình ngữ văn 11, học kỳ 1 trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Chúng ta cùng Tech12h sẽ ôn tập lại phần văn học của kỳ 1.

Soạn văn bài: Ôn tập phần văn học

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Nội dung 

Bài này, chỉ nói về văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 và văn học nước ngoài. 

Về mặt xã hội, cần chú ý, sau gần nửa thề kỷ tiến hành chiến tranh xâm lược, đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cơ bản bình định xong Việt Nam, ra sức củng cố bộ máy chính quyền. Từ chỗ hoạt động quân sự là chính chúng chuyển mạnh sang hoạt động kinh tế. Chúng liên tiếp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn, biến nước ta từ một nước phong kiến thành nước thực dân nửa phong kiến. 

Về mặt văn hóa, cần lưu ý từ đầu thế kỷ XX, văn hóa nước ta dần dần thoát khỏi văn hóa Trung Hoa. Quan hệ giao lưu văn hóa từ chỗ chỉ giới hạn ở khu vực văn hóa Châu Á mà chủ yếu là văn hóa cổ, trung đại Trung Hoa, lúc này đã mở ra tiếp xúc với văn hóa phương Tây hiện đại, trước hết là văn hóa Pháp.

Những tác phẩm văn học hiện đại trong chương trình 11 tập 1 gồm: Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí Phèo của Nam Cao, Vi hành của Nguyễn Aí Quốc, Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.

Tiểu thuyết, sách giáo khoa đã trích ở một số đoạn trích trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Cha con  nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh. Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng mang đặc điểm của tiểu thuyết văn học ở giai đoạn giao thời, còn tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một tiểu thuyết trào phúng dùng hình thức giễu nhại để lật tẩy sự giả dối, bịp bợm của xã hội trưởng giả những năm trước Cách mạng.

Ngoài truyện ngắn và tiểu thuyết, sách giáo khoa 11 còn trích tuyền hồi V của vở kịch Vũ Như Tô. Phần văn học nước ngoài có đoạn trích vở kịch Rô -mê -ô và Giu -li et của Sếch -xpia - Nhà viết kịch thiên tài của nước Anh. 

II. Phương pháp ôn tập

Học sinh có thể ôn tập dưới các hình thức: Ôn tập tại lớp, Thuyết trình, thảo luận tại lớp, viết báo cáo.

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thê nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng đó.

Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Câu 2: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?

Câu 3: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Phân tích tình huống trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

Câu 3: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

Câu 5: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Câu 6: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn  Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô)?

Câu 7: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." (Đời thừa)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác