Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này,...

Câu 5: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?


  • Trào phúng là thủ pháp nghệ thuật được xây dựng dựa trên những tương phản, đối lập, mâu thuẫn từ đó làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Đồng thời cũng làm nên giáo trị phê phán, tố cáo sâu sắc với hiện thực xã hội, con người trong tác phẩm.
  • Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
    • Nhan đề trào phúng "Hạnh phúc của một tang gia": Hạnh phúc - niềm vui tột cùng của con người khi đạt được điều gì đó như mong muốn; tang gia - nỗi đau lớn nhất của một người khi phải mất đi người thân yêu nhất

=> Nhan đề đầy mâu thuẫn, hai trạng thái cảm xúc tưởng như đối lập và không thể đặt cạnh nay nay lại đứng cạnh nhau để dựng nên một bức tranh khôi hài về xã hội thượng lưu. Nỗi đau đớn lớn nhất của một người lại trở thành niềm hạnh phúc tột cùng của họ. Mỉa mai, châm biếm làm sao!

    • Tình huống trào phúng: Cái chết của cụ tổ cố Hồng lại chính là niềm hạnh phúc cho lũ con cháu. Đây chính là phông nền cho lũ con cháu bộc lộ suy nghĩ và bản chất đồi bại, khốn nạn của mình.
    • Nhân vật trào phúng: Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công một hệ thống các nhân vật trào phúng cả bên trong tang quyến lẫn bên ngoài tang quyến. Mỗi người một mục đích, một suy nghĩ khi đến đám tang nhưng đều là những suy nghĩ ích kỉ, đê hèn cho lợi ích cá nhân chứ không hề mảy may thương xót cho người vừa nằm xuống kia.
    • Cảnh tượng trào phúng: Cảnh hạ huyệt ở cuối tác phẩm đã hoàn tất bức tranh của xã hội thương lưu giả dối, thối nát.
  • Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán sự đồi bại, thối nát, lố lăng của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những kẻ tự nhận mình là văn minh, là Âu hóa thực chất chỉ là những kẻ với bản chất giả dối, máu lạnh, khốn nạn mà thôi. Trong con người chúng không hề có cảm xúc, các giá trị đạo đức cũng đã không còn.

=> Xem thêm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác