Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Đọc hiểu Gương báu khuyên răn
Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và bố cục bài Đọc hiểu Gương báu khuyên răn
A. Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), nhưng lớn lên cùng gia đình ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
- Thân phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh dưới triều Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái - con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và làm quan cùng cha dưới triều Hồ.
- Năm 1407, triều Hồ sụp đổ, giặc Minh bắt ông và cha đưa về Trung Quốc.
- Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo giúp Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách.
- Năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
- Năm 1437, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước.
- Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và phải chịu thảm án "tru di tam tộc".
- Năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi.
- Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Nội dung thơ văn
- Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự.
b. Đặc điểm nghệ thuật
- Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc; góp phần quan trọng vào sự phát triển, hoàn thiện một số thể loại văn học trung đại Việt Nam: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
+ Văn chính luận Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa.
+ Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại.
- Thơ văn Nguyễn Trãi xứng đáng là tập đại thành của năm thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV.
c. Các tác phẩm chính
- Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập,...
- Thơ chữ Hán: Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác, Chu trung ngẫu thành, Tự thán, Thần Phù khải khẩu,...
- Thơ chữ Nôm: Quốc âm thi tập,...
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa khai sáng, một nhà văn, nhà thơ. Những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hóa, văn học Việt Nam.
+ Nguyễn Trãi có công rất lớn trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn ngay từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Những đóng góp về văn học của Nguyễn Trãi là hết sức to lớn, có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
B. Tác phẩm
1. Thể loại: Thể thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”.
- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự và biểu cảm
4. Bố cục: Gồm 2 phần:
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên ngày hè.
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): tấm lòng của Nguyễn Trãi.
Xem toàn bộ: Soạn bài Đọc hiểu Gương báu khuyên răn
Bình luận