Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh/chị, đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?

Câu 3: (Trang 65 - SGK Ngữ văn 11) Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh/chị, đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?


  • Tiếng khóc xót thương cho người đã mất: nghĩa sĩ, nhân dân. Đó là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước. Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh vận nước, nhân danh lịch sử mà khóc những người dân anh hùng xả thân cho Tổ quốc. Đấy là tiếng khóc có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.
  • Khóc cho người còn sống: mẹ già, vợ yếu con thơ. Giờ đây những người mẹ già đêm đến khóc con những người vợ yếu chạy đi tìm. Câu văn này cũng cho ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với các gia đình liệt sĩ
  • Khóc cho quê hương, đất nước. Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi, tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương:

Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng...
Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen...

==> Đau thương vô hạn nhưng không bi lụy, vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn, lây cái chất để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại - thà chết vinh còn hơn sống nhục.


Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Từ khóa tìm kiếm Google: soạn văn câu 3 tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc văn 11, soạn văn chi tiết câu 3 tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc văn 11, câu 3 tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc văn 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác