Soạn bài Bàn luận về phép học: mục C Hoạt động luyện tập

C. Hoạt động luyện tập

1. Ngày nay, những quan điểm của tác giả Nguyễn Thiếp thể hiện trong văn bản Bàn luận về phép học còn phù hợp không? Vì sao?

…………………….

7. Lựa chọn một trong những luận điểm ở bài tập 5 để triển khai thành một đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp.


1. Những quan điểm của tác giả Nguyễn Thiếp đưa ra vẫn còn nguyên giá trị.. Bằng chứng là những người học chỉ để mưu cầu danh lợi sẽ không có chỗ đứng vững vàng trong xã hội, sớm bị loại bỏ. Bên cạnh đó, phương pháp học đi đôi với hành và muốn học tốt phải học sâu, nắm được cốt lõi của vấn đề. Học càng sâu, nghiên cứu càng kỹ sẽ giúp chúng ta đạt được thành tựu trong học tập và cuộc sống.

2. Diễn đạt ý mỗi câu văn

a: Luận điểm là cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng.

3.

Đoạn văn trình bày luận điểm: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.”

Các luận cứ được sử dụng :

 “Tế Hanh đã ghi …. sinh hoạt chốn quê hương."

 “Thơ Tế Hanh đưa ta …. trao cho cảnh vật".

Cách trình bày luận cứ theo cách luận cứ sau phát triển cao hơn luận cứ trước. Luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế cao hơn luận cứ trước.

4.

a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.

- Học là để nắm bắt vững kiến thức

- Việc làm bài tập vừa giúp ta hiểu sâu, hiểu rõ lý thuyết, vừa củng cố vũng chắc cho những kiến thức ấy.

- Chỉ có việc làm bài tập mới giúp biến những lý thuyết đã học thực sự thành của mình.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy.

- “Học vẹt” là kiểu học thuộc làu nhưng lại không hiểu bản chất của chúng.

- “Học vẹt” là lối học chống đối, học để cho xong.

- Thói quen học vẹt khiến não trở nên lười suy nghĩ, hạn chế năng lực tư duy của con người.

c) Học phải đi đôi với hành thì việc học mới có ý nghĩa.

- Hành vừa là mục đích của việc học lại vừa là một phương pháp để học tập hiệu quả.

- Nếu việc kiến thức đã học không được không được đem ra để thực hành thì sẽ trở nên vô ích.

- Việc thực hành sẽ giúp những kiến thức đã học càng được khắc sâu hơn.

5. Sắp xếp các luận điểm: a – c – b – e - d

6. Những luận cứ trên là phù hợp để giúp làm rõ và cụ thể cho luận điểm (e) của bài tập trước.

7. 1) Nếu bây giờ các bạn ham vui chơi, không chịu học hành để tích lũy tri thức thì sau này khó có được thành công trong cuộc sống.

 

Học tập là quá trình tích lũy, tìm tòi và khám phá tri thức giúp con người tiếp cận với kho tàng kiến thức nhân loại để từ đó có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống, tạo hiệu quả trong công việc. Chính vì vậy, nếu các bạn học sinh ham chơi, không chịu học hành thì sẽ dẫn đến nhận thức lệch lạc về cuộc sống, dễ làm những hành động sai lầm, sa ngã vào con đường tệ nạn. Lâu dần, những bạn học sinh ấy sẽ đánh mất nhân cách, khả năng làm việc kém, thiếu hiểu biết, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngay lúc này, các bạn học sinh cần chăm chỉ rèn luyện bản thân thì sau này mới có thể đạt được thành công cho bản thân và mang lại lợi ích cho cuộc sống. Vì vậy, nếu bây giờ các bạn ham vui chơi, không chịu học hành để tích lũy tri thức thì sau này khó có được thành công trong cuộc sống.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác