Soạn bài Bàn luận về phép học: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Bàn luận về phép học

2. Tìm hiểu văn bản

a) Theo quan điểm của Nguyễn Thiếp, điều quan trọng nhất trong việc học là gì?

………………………

d) Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được trình tự lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học”.

3. Viết đoạn văn trình bày luận điểm

a) Đọc những đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

……………………..

c) Những yêu cầu sau nói về cách trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận. Khoanh tròn vào ô Đ (đúng), hoặc S (sai) với mỗi nhận xét


 2. Tìm hiểu văn bản

a. Theo quan điểm của Nguyễn Thiếp, điều quan trọng nhất trong việc học đó là học vì mục đích cao quý: “Biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực.

b.Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

  • Lối học chuộng hình thức
  • Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi
  • Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

c. Bài tấu đề cập đến những “phép học”:

  • Học phải theo trình tự trước - sau, thấp – cao, dễ - khó. Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng.
  • Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu
  • Học phải đi đôi với hành

d. Mục đích chân chính của việc học

  • Ngọc không mài, không thành; người không học, không biết rõ đạo
  • Nghĩa là học để làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực.

Lối học đáng phê phán

  • Lối học chuộng hình thức
  • Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi

Lối học cần noi theo

  • Học phải theo trình tự trước - sau, thấp – cao, dễ - khó
  • Học rộng nhưng phải biết tóm lược
  • Học phải đi đôi với hành

Tác dụng của việc học

Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị

3. Viết đoạn văn trình bày luận điểm

a. (1) Câu chủ đề:

Đoạn 1: (Thành Đại La) Thật là chốn tụ hội ……đế vương muôn đời.

Đoạn 2: Đồng bào ta …… ngày trước.

(2)

Câu chủ đề đoạn 1 được đặt ở cuối đoạn => Trình bày theo lối quy nạp.

Câu chủ đề đoạn 2 được đặt ở đầu đoạn => Trình bày theo lối diễn dịch.

(3)

Để triển khai luận điểm: (Thành Đại La) Thật là chốn tụ hội …… đế vương muôn đời, tác giả đã sử dụng những luận cứ: “Ở vào nơi trung tâm trời đất …Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.”

Để triển khai luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”, tác giả đã sử dụng những luận cứ: “Từ các cụ già tóc bạc ….. nồng nàn yêu nước.”

b. (1) A

(2) A

(3)

- Luận cứ 1: Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình

- Luận cứ 2: Bờ biển Quảng Bình …. màu Ngọc Bích

- Luận cứ 3: Tỉnh có các danh thắng nổi tiếng như … di sản thiên nhiên thế giới.

– Luận cứ 4: Quảng Bình ngày nay ….. thời đại khác nhau.

- Luận cứ 5: còn biết bao điểm du lịch …. du khách.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác