Quan sát hình 29.3 nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?

II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HOÁ

Câu hỏi 3. Quan sát hình 29.3 nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?


Cơ quanChức năng
Tuyến nước bọt

Tiết nước bọt làm ẩm thức ăn, chứa enzime amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột 

Tuyến vị tiết dịch vị chứa HCl và Enzime  pepsinogen. HCl hoạt hoá pepsinogen thành Pepsin (tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh 
Gan 

tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa Lipid.

Đào thải độc tố 

Túi mật Dự trữ dịch mật
Tuyến tụytiết dịch tụy chứa Các Enzyme tiêu hóa protein, lipit và carbohydrate
Tuyến ruộttiết dịch ruột chứa các enzime tiêu hóa protein và carbohydrate
Khoang miệng

Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt

cảm nhận vị thức ăn

Hầu (họng) và thực quản

tham gia cử động nuốt

cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày

Dạ dày 

Có tuyến vị, tiết dịch vị.

Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn

Ruột non 

có tuyến ruột

cử động nhu động để thức ăn di chuyển

Hấp thụ các chất dinh dưỡng

Ruột già 

hấp thụ nước và một số chất

cử động như ruột đẩy chất cặn bã xuống trực tràng tạo phân

Hậu môn 

Thải phân

Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của Enzyme) thành các chất đơn giản. Các chất này đi qua niêm mạc ruột non và mao mạch máu và mao mạch bạch huyết trong lông ruột, theo hệ tuần hoàn đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Những chất không tiêu hóa được và hấp thụ được thải ra ngoài qua hậu môn


Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh Diều Bài 29 Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 29, giải KHTN 8 sách CD bài 29, Giải bài 29 Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác